Hàn
Quốc có dân số trên 50 triệu người, trong đó 1/5 số dân là mang họ
Kim. Gần 1/10 dân số là mang họ Park, từ vị tổng thống hiện tại, Park
Geun-hye, đến rapper PSY (tên thật là Park Jae-sang).
Tổng kết lại, 3 họ Kim - Park - Lee đã chiếm gần một nửa số dân số Hàn Quốc ngày hôm nay. Trong khi đó, láng giềng Trung Quốc có khoảng 100 tên họ, Nhật Bản có đến khoảng 280.000 loại họ khác nhau.
Tại sao lại có quá ít sự đa dạng trong tên họ của người Hàn Quốc như vậy?
Truyền thống phong kiến lâu đời của Triều Tiên ( bao gồm Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ) chứa đựng một phần câu trả lời. Cũng như ở nhiều quốc gia khác trên Thế giới, tên họ ở Hàn Quốc là rất hiếm cho đến cuối triều đại Joseon (1392-1910).
Tên họ vẫn chỉ là đặc quyền của hoàng gia và một vài quý tộc (yangban) mà thôi. Không chỉ nô lệ và những tầng lớp thấp kém như như người bán thịt, pháp sư và gái mại dâm, mà cả các các nghệ nhân, thương nhân, nhà tu hành, cũng không có quyền sở hữu tên họ.
Khi tầng lớp quý tộc địa phương bày tỏ mong muốn được sở hữu một tên họ riêng, Wang Geon, vị vua sáng lập triều đại Goryeo (918-1392), đã có động thái cho phép cấp tên họ như là một cách để phân biệt các đối tượng trung thành và các quan chức trong triều đình.
Gwageo, tên một cuộc kiểm tra dân sự-dịch vụ (civil-service) được tổ chức, nhằm phân biệt các tầng lớp tiến bộ trong xã hội và có liên quan đến hoàng gia, những người này đều phải đăng ký một tên họ.
Từ đó, các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu sở hữu 1 họ riêng. Các thương gia giàu có cũng mong muốn sở hữu 1 tên họ riêng cho mình. Họ có thể mua một cuốn sách gia phả (jokbo) - có thể là của một yangban bị phá sản, sau đó sử dụng tên họ của quý tộc đó.
Vào cuối thế kỷ 18, việc mua bán gia phả đã diễn ra tràn lan. Khi đó một người không liên quan đến dòng dõi quý tộc vẫn có thể dễ dàng trả tiền để được điền tên vào gia phả.
Những người vô danh lần lượt được sở hữu một tên họ cao quý.
Lee và Kim là 2 trong số những tên họ được sử dụng phổ biến trong hoàng gia của triều đại cổ xưa ở Triều Tiên, 2 họ này được giới tinh hoa địa phương ưa thích lựa chọn và sau đó, lan rộng ra cả giới thường dân.
Những họ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng trong tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên và giới quý tộc vào thế kỷ thứ 7. Nhiều tên họ ở Triều Tiên được hình thành từ một ký tự có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vì vậy, để phân biệt dòng dõi khác nhau giữa những người có cùng họ, nơi xuất xứ của một gia tộc (bongwan) thường được gắn liền với tên họ.
Họ Kim có khoảng 300 gia tộc riêng biệt, chẳng hạn như gia tộc Kim Gyeongju và Kim Gimhae (Tuy nhiên cũng khó có thể xác định được nguồn gốc chính xác thực sự của các gia tộc).
Sự hạn chế về tên họ dẫn tới việc người dân không chắc chắn về mối quan hệ máu mủ giữa những người mang họ giống nhau.
Vì vậy, trong thời kỳ hậu Joseon, nhà vua đã thi hành một lệnh cấm hôn nhân giữa những người có bongwan giống hệt nhau (luật lệ này chỉ mới được dỡ bỏ vào năm 1997).
Vào năm 1894, việc bãi bỏ hệ thống xã hội dựa trên tầng lớp của Triều Tiên cho phép dân thường có thể đăng ký một tên họ: những người có địa vị xã hội thấp thường sử dụng tên của chủ nhà hoặc chủ đất, hoặc chỉ đơn giản là một trong những họ được sử dụng phổ biến.
Năm 1909, một đạo luật mới được thông qua, yêu cầu tất cả người dân Triều Tiên đều phải đăng ký một tên họ riêng.
Ngày nay, nguồn gốc dòng họ - một thời từng được coi là một dấu hiệu cho biết địa vị xã hội của một người, không còn quan trọng đối với người Hàn Quốc nữa.
Tuy nhiên, công dân nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, khi được chấp nhận trở thành công dân nhập tịch Hàn Quốc, đa số vẫn lựa chọn sử dụng họ Kim, Lee, Park và Choi, theo số liệu của chính phủ.
Ví dụ, gia tộc Kim Mongol (Mông Cổ), hoặc gia tộc Park Taeguk (Thái Lan).
Cho tới ngày nay, Kim, Park, hay Lee vẫn tiếp tục được ưa chuộng...
Tổng kết lại, 3 họ Kim - Park - Lee đã chiếm gần một nửa số dân số Hàn Quốc ngày hôm nay. Trong khi đó, láng giềng Trung Quốc có khoảng 100 tên họ, Nhật Bản có đến khoảng 280.000 loại họ khác nhau.
Tại sao lại có quá ít sự đa dạng trong tên họ của người Hàn Quốc như vậy?
Truyền thống phong kiến lâu đời của Triều Tiên ( bao gồm Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ) chứa đựng một phần câu trả lời. Cũng như ở nhiều quốc gia khác trên Thế giới, tên họ ở Hàn Quốc là rất hiếm cho đến cuối triều đại Joseon (1392-1910).
Tên họ vẫn chỉ là đặc quyền của hoàng gia và một vài quý tộc (yangban) mà thôi. Không chỉ nô lệ và những tầng lớp thấp kém như như người bán thịt, pháp sư và gái mại dâm, mà cả các các nghệ nhân, thương nhân, nhà tu hành, cũng không có quyền sở hữu tên họ.
Khi tầng lớp quý tộc địa phương bày tỏ mong muốn được sở hữu một tên họ riêng, Wang Geon, vị vua sáng lập triều đại Goryeo (918-1392), đã có động thái cho phép cấp tên họ như là một cách để phân biệt các đối tượng trung thành và các quan chức trong triều đình.
Gwageo, tên một cuộc kiểm tra dân sự-dịch vụ (civil-service) được tổ chức, nhằm phân biệt các tầng lớp tiến bộ trong xã hội và có liên quan đến hoàng gia, những người này đều phải đăng ký một tên họ.
Từ đó, các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu sở hữu 1 họ riêng. Các thương gia giàu có cũng mong muốn sở hữu 1 tên họ riêng cho mình. Họ có thể mua một cuốn sách gia phả (jokbo) - có thể là của một yangban bị phá sản, sau đó sử dụng tên họ của quý tộc đó.
Vào cuối thế kỷ 18, việc mua bán gia phả đã diễn ra tràn lan. Khi đó một người không liên quan đến dòng dõi quý tộc vẫn có thể dễ dàng trả tiền để được điền tên vào gia phả.
Những người vô danh lần lượt được sở hữu một tên họ cao quý.
Lee và Kim là 2 trong số những tên họ được sử dụng phổ biến trong hoàng gia của triều đại cổ xưa ở Triều Tiên, 2 họ này được giới tinh hoa địa phương ưa thích lựa chọn và sau đó, lan rộng ra cả giới thường dân.
Những họ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng trong tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên và giới quý tộc vào thế kỷ thứ 7. Nhiều tên họ ở Triều Tiên được hình thành từ một ký tự có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vì vậy, để phân biệt dòng dõi khác nhau giữa những người có cùng họ, nơi xuất xứ của một gia tộc (bongwan) thường được gắn liền với tên họ.
Họ Kim có khoảng 300 gia tộc riêng biệt, chẳng hạn như gia tộc Kim Gyeongju và Kim Gimhae (Tuy nhiên cũng khó có thể xác định được nguồn gốc chính xác thực sự của các gia tộc).
Sự hạn chế về tên họ dẫn tới việc người dân không chắc chắn về mối quan hệ máu mủ giữa những người mang họ giống nhau.
Vì vậy, trong thời kỳ hậu Joseon, nhà vua đã thi hành một lệnh cấm hôn nhân giữa những người có bongwan giống hệt nhau (luật lệ này chỉ mới được dỡ bỏ vào năm 1997).
Vào năm 1894, việc bãi bỏ hệ thống xã hội dựa trên tầng lớp của Triều Tiên cho phép dân thường có thể đăng ký một tên họ: những người có địa vị xã hội thấp thường sử dụng tên của chủ nhà hoặc chủ đất, hoặc chỉ đơn giản là một trong những họ được sử dụng phổ biến.
Năm 1909, một đạo luật mới được thông qua, yêu cầu tất cả người dân Triều Tiên đều phải đăng ký một tên họ riêng.
Ngày nay, nguồn gốc dòng họ - một thời từng được coi là một dấu hiệu cho biết địa vị xã hội của một người, không còn quan trọng đối với người Hàn Quốc nữa.
Tuy nhiên, công dân nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, khi được chấp nhận trở thành công dân nhập tịch Hàn Quốc, đa số vẫn lựa chọn sử dụng họ Kim, Lee, Park và Choi, theo số liệu của chính phủ.
Ví dụ, gia tộc Kim Mongol (Mông Cổ), hoặc gia tộc Park Taeguk (Thái Lan).
Cho tới ngày nay, Kim, Park, hay Lee vẫn tiếp tục được ưa chuộng...
Theo Infonet/Economist