Đàn ông dùng mỹ phẩm và những bà già Hàn Quốc khó tính các bạn thấy trên phim ảnh chỉ là một phần rất nhỏ trong những sự thật đáng yêu và đôi lúc hơi... kỳ quái về xứ sở Kimchi này.
1. Người Hàn mừng sinh nhật bằng canh rong biển
Giống như Việt Nam, văn hóa nhậu nhẹt tại Hàn Quốc cũng rất phát triển, thậm chí còn được coi là một tập quán của người dân. Cứ mỗi tháng một lần, hoặc mỗi tuần một lần, cao hứng hơn thì dăm ba ngày 1 chuyến, người dân Hàn Quốc sẽ dắt nhau đến các quán nhậu, "chén chú chén anh" nói đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Chuyện công việc, chuyện chồng con, kể cả chuyện kí hợp đồng, tất cả đều có thể xảy ra trên bàn rượu.
Ở
các quốc gia khác, biểu tượng của ngày sinh nhật là chiếc bánh ga-tô
sinh nhật với những cây nến cắm lên trên. Tuy nhiên, người Hàn lại không
như thế. Truyền thống của đất nước này là khi một người chính thức bước
sang tuổi mới, họ sẽ được gia đình nấu cho một bát canh rong biển
"myeogguk" đầy dinh dưỡng, điều này sẽ nhắc nhở người đó về sự đau đớn
của việc sinh đẻ, cũng như sự chăm sóc mà người mẹ đã dành cho họ. Và
tất nhiên làm chẳng có ai cắm nến vào bát canh, thế nên tạm dẹp bớt đống
nên đi nhé.
2. Sinh nhật to nhất trong đời người là sinh nhật đầu tiên
Hàn
Quốc cũng rất coi trọng ngày "đầy tháng" của một đứa trẻ, vì vậy ngày
sinh nhật đầu tiên, hay còn gọi là "Doljanchi" sẽ được tổ chức vô cùng
linh đình. Trong ngày vui không chỉ của đứa bé, mà còn là của cả gia
đình này, đứa trẻ sẽ được bố mẹ cho mặc bộ trang phục truyền thống
Hanbok và đội mũ. Vẫn không thấy bóng dáng của chiếc bánh sinh nhật đâu,
nhưng bù lại là cả một mâm toàn những món sơn hào hải vị, bao gồm canh
rong biển, các loại hoa quả ngon nhất, panjeon (một loại bánh pancake
của Hàn) và bánh gạo.
Nhớ, nếu bạn có vinh dự
được gia đình người Hàn mời đến tham dự lễ Doljanchi của con cái họ,
đừng có vội đánh chén thức ăn. Ý nghĩa của buổi lễ này còn lớn hơn là
mục đích chiêu đãi khách khứa nhiều. Đây chính là dịp để người lớn dự
đoán về tương lai sau này của đứa trẻ được tổ chức Doljanchi. Phụ huynh
của đứa bé sẽ bày lên bàn một vài món đồ và để con mình tự chọn món đồ
mà nó ưa thích nhất, sau đó tùy vào món đồ mà đứa trẻ đã chọn, họ sẽ có
phán đoán về đứa bé khi lớn lên. Nếu thứ mà đứa trẻ chọn là một chiếc
bàn chải, hay một cuốn sách, tương lai nó sẽ rất thông minh. Nếu đứa bé
chọn tiền, sau này nó sẽ giàu có. Hoặc giả như đó là thức ăn, sau này
đứa bé sẽ không phải lo bị đói nữa. Cuối cùng, nếu vật được chọn là sợi
chỉ, tương lai đứa trẻ sẽ rất trường thọ.
3. Môn thể thao vua của Hàn Quốc là bóng chày
Được
du nhập vào Hàn Quốc vào năm 1905 do người Mỹ giới thiệu, bóng chày đến
nay đã trở thành môn thể thao phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Nếu bạn là
fan của phim Hàn, đặc biệt là những bộ phim nói về cuộc sống ngày xưa,
bạn sẽ thấy người Hàn yêu bóng chày đến đâu. Những siêu sao bước ra từ
môn thể thao này được xếp ngang hàng với những thần tượng âm nhạc, điện
ảnh.
4. Có hàng loạt những ngày lễ lãng mạn
Khác
với các nước khác, mỗi khi đến Valentines là các quý anh quý cậu lại
cuống quít đi chuẩn bị quà cho bạn gái/ vợ mình. Lễ tình nhân ở Hàn là
ngày dành cho nam giới. Vào ngày này các cô gái sẽ mang hoa, chocolate,
quà cáp tặng cho người đàn ông mà mình yêu thương. Tuy nhiên các anh
đừng mừng vội, có qua có lại mới toại lòng nhau, vào ngày 14/03 hay còn
gọi là Valentines trắng, đàn ông sẽ phải chuẩn bị quà cáp gấp 3 lần số
mà mình nhận được vào 14/02 để đáp lại tình cảm của phụ nữ. Và nói thêm,
tất cả đều phải mang màu trắng.
Nhưng không cớ
gì chỉ có ngày 14/02 là lễ tình nhân, ở Hàn người ta có dăm bảy loại
ngày của tình yêu, mỗi ngày là một hành động thể hiện sự yêu đương khác
nhau, ví dụ như Ngày hôn nhau vào tháng 6, ngày ôm nhau tháng 12, hoặc
ngày Chụp ảnh vào tháng 9, hoặc ngày Vàng, ngày Hoa hồng vào tháng 5 khi
các đôi tình nhân ăn diện với tông màu vàng và tặng nhau hoa hồng.
Ngày
bi thảm nhất có lẽ là ngày 14/04, còn được gọi là Valentine Đen dành
cho những người vẫn trong cảnh giường không gối chiếc. Vào ngày này,
"ban liên hợp những kẻ không có gấu" sẽ ngồi ăn món mì đen Jajyangmyeon,
ấp ủ hi vọng năm sau mình sẽ được hưởng các ngày lễ có màu khác chứ
không phải thứ sền sệt đen kìn kịt đang ăn.
5. Người Hàn cực tin vào nhóm máu
Đối
với người dân ở quốc gia này, có một tín ngưỡng mà hầu hết ai cũng tin
tưởng tuyệt đối, đó là Nhóm máu. Trong khi người Việt, người Trung Quốc
có sở thích soi từ đầu xuống chân người khác để phán đoán về tính cách
một người, hoặc phương Tây chuộng bói cung Hoàng đạo thì ở Hàn, mọi
chuyện được giải quyết bằng tờ giấy xét nghiệm nhóm máu. Họ tin rằng
dòng máu chảy trong cơ thể con người sẽ nói lên tính cách và xu hướng
hành động của con người ấy. Và tin buồn cho các bạn nhóm máu B, đặc biệt
là các bạn nam, người Hàn không ưa nhóm máu B tí nào đâu. Họ có hẳn bộ
phim "Bạn trai tôi có nhóm máu B" chỉ để cho cả thế giới biết những kẻ
nhóm máu này tính cách khó chịu ra sao cơ mà.
6. Có tới 250 loại Kimchi
Một
bữa ăn truyền thống của người Hàn không thể thiếu được Kimchi. Món dưa
muối này được họ trưng dụng để làm đủ mọi loại món, từ ăn sống, rang
cơm, nấu canh... Đừng bao giờ nói rằng bạn hiểu Kimchi Hàn Quốc, bởi số
lượng các loại Kimchi của người Hàn đủ để bạn xếp vừa một căn phòng
10m2, bởi họ có tới 250 loại Kimchi. Nhưng nếu không phải chuyên gia,
chỉ cần nhớ các loại kimchi chính là kimchi cải bắp (paechu kimchi),
kimchi củ cải (kakktugi), kimchi dưa chuột (o-i kimchi) và kimchi nước
củ cải (nabak kimchi).
7. "Léng phéng" với người có chồng/vợ sẽ bị đi tù
Ở
nước này, những người có gia đình nếu bị phát hiện tư thông với người
khác bên ngoài, hoặc một người có quan hệ tình cảm với người có chồng/vợ
bị lật tẩy sẽ phải đối mặt với nguy cơ bóc lịch 2 năm. Điều luật này
được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và duy trì tiêu chuẩn đạo đức
cho người Hàn Quốc. Khoảng 53.000 người dân đã bị truy tố trước pháp
luật kể từ năm 1985 vì dám nhờn với luật. Tuy nhiên, bởi tình yêu là
không thể ngăn cấm, cuối cùng luật này đã bị bỏ vào Tháng Hai vừa rồi.
8. Hơn một nửa dân số Hàn Quốc có Họ trùng nhau
Theo
số liệu từ Văn phòng thống kê quốc gia năm 1985, trong tổng số 275 Họ
của người Hàn Quốc có 44 họ chỉ được sử dụng ít hơn 100 người, trong khi
lại có một số Họ có đến vài triệu người. Trong năm 1985, dân số Hàn
Quốc là 40.410.000 người, có 5 Họ vô cùng phổ biến như Kim (8,7 triệu
người), Lee (gần 6 triệu người), họ Park (3,4 triệu người), Choi (gần 2
triệu người) và Jung (1,8 triệu người), số còn lại tự 270 Họ chia nhau.
9. Người cùng họ không được phép lấy nhau
Luật
lệ này tồn tại từ thời Choson và bắt nguồn từ Đạo Khổng, với mục đích
bảo toàn sự trong trắng trong mối quan hệ họ hàng. Họ sợ rằng người cùng
họ sẽ có mối quan hệ máu mủ không biết trước được, vì vậy tốt nhất là
không nên cưới nhau để đảm bảo trong sạch tuyệt đối.
10. Lá cờ của Hàn Quốc
Quốc
kỳ Hàn Quốc được gọi là Taegugki, mang trên mình ý nghĩa toàn diện về
thế giới theo tư tưởng Đạo giáo và Phật Giáo. Nền trắng thể hiện sự hòa
bình, vòng tròn tượng trưng cho sự vĩnh hằng, cấu tạo bởi Âm và Dương
tượng trưng cho sự đối lập, những quẻ bát quái xung quanh thể hiện các
nguyên tố cấu thành nên vạn vật.
Giải nghĩa các thẻ bát quái trên lá cờ Hàn Quốc.
11. Tuổi tác là một vấn đề khá phức tạp
Giống
như nhiều nước Châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc, người Hàn cũng
tính cả thời gian em bé trong bụng mẹ vào tuổi. Có nghĩa là, một đứa trẻ
Hàn Quốc ngay từ khi lọt lòng đã là 1 tuổi sẵn. Và người dân ở đây sẽ
tự động tính thêm cho mình 1 tuổi sau khi bước qua năm mới, kể cả khi họ
vẫn chưa đến ngày sinh nhật thật sự. Vậy nếu đứa trẻ đó sinh vào ngày
cuối cùng trong năm 31/12, nếu qua ngày mới là nó sẽ được 2 tuổi luôn?
12. Lễ hội bùn Boryeong
Kể
từ năm 1998, hàng triệu người trên khắp thế giới đã đổ xô đến Hàn Quốc
tham dự lễ hội bùn Boryeong được tổ chức vào ngày 19/06 mỗi năm tại biển
Daecheon, Cheongchungnam-do, phía Nam tỉnh Chungcheong. Trong 10 ngày
liên tiếp, người tham gia sẽ được trải qua hàng chục hoạt động như mát
xa bằng bùn, chạy đua trên bùn, vật nhau dưới bùn, chụp ảnh bùn... Đây
cũng là dịp béo bở cho các công ty mỹ phẩm, spa quảng cáo thương hiệu
sản phẩm làm đẹp từ bùn đến với khách hàng tiềm năng. Trong năm 2012,
ước tính đã có 3 triệu người tham gia lễ hội độc đáo này, trong đó có
tới 22.000 du khách nước ngoài.
13. Đàn ông dùng mỹ phẩm là chuyện bình thường
Đàn
ông hiện đại không ngại làm đẹp, đó là phương châm của cánh mày râu đến
từ Hàn Quốc. Mỗi năm, nam giới nước này tiêu thụ đến 900 triệu won tiền
mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Thậm chí còn có những chương
trình TV chuyên để hướng dẫn kỹ năng trang điểm cho nam giới. Khoảng 20%
số đàn ông Hàn Quốc sử dụng mỹ phẩm liên tục, một phần là bởi thị
trường việc làm ở đây có tính cạnh tranh rất cao, và có ngoại hình dễ
nhìn là một lợi thế quan trọng.
14. Sử dụng Internet Explorer là bắt buộc!
Trong
khi phần lớn thế giới đem Internet Explorer là làm trò cười về công
nghệ thì ở Hàn Quốc, trình duyệt này là một nhân vật khá quan trọng và
được pháp luật quan tâm chăm sóc. Các dịch vụ ngân hàng, thanh toán trực
tuyến ở Hàn Quốc đều yêu cầu khách hàng sử dụng trình duyệt "con đẻ"
của Microsoft. Luật này ra đời vào năm 1996 và có hiệu lực cho đến bây
giờ.
15. Biết uống là một lợi thế
Giống như Việt Nam, văn hóa nhậu nhẹt tại Hàn Quốc cũng rất phát triển, thậm chí còn được coi là một tập quán của người dân. Cứ mỗi tháng một lần, hoặc mỗi tuần một lần, cao hứng hơn thì dăm ba ngày 1 chuyến, người dân Hàn Quốc sẽ dắt nhau đến các quán nhậu, "chén chú chén anh" nói đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Chuyện công việc, chuyện chồng con, kể cả chuyện kí hợp đồng, tất cả đều có thể xảy ra trên bàn rượu.
16. Các cụ bà khá đanh đá
Tuy
rằng phần lớn người dân Hàn Quốc đều rất thân thiện và mến khách, nhưng
bạn đừng quá ngạc nhiên khi đang đủng đỉnh diễu phố thì bị một cụ bà
"vô ý" huých cho một phát. Cẩn thận với mấy Ajuma, họ ghê phết đấy.
17. Dịch vụ chuyển thức ăn nhanh rất phổ biến
Có
một điều vô cùng tuyệt vời ở Hàn Quốc, đó là bạn chẳng cần phải đi ra
ngoài để mua đồ ăn nhanh. Gần như tất cả các quán ăn, cửa hàng ở đây đều
có dịch vụ chuyển phát đồ ăn tới tận cửa nhà bạn. Đến khi ăn xong,
khách hàng chỉ cần đặt bát đĩa vừa được giao ngoài cửa nhà, sẽ có nhân
viên vận chuyển tới thu thập đem về quán. Có thể nói Hàn Quốc cổ vũ sự
lười hơi bị nhiệt tình quá.
18. Thi Đại học là sự kiện quan trọng nhất
Kỳ
thi Sooneung, hay còn gọi là thi Đại học là kỳ thi quan trọng nhất
trong đời một người Hàn Quốc. Người dân nước này coi trọng việc con em
mình có thể đỗ Đại học đến nỗi các bậc phụ huynh đã trích khoảng 10% số
tiền của gia đình cho con em mình đi học lò ngay từ khi còn bé để chắc
chắn rằng chúng sẽ có một kết quả tốt sau quãng thời gian dài học tập.
Trước khi thi, các bà mẹ còn đi cầu nguyện cho con của mình được thi đỗ
và có điểm số cao.
Kỳ thi này cũng mang lại sức
ép rất lớn đặt lên vai những học sinh chỉ 17 tuổi. Ngày kỳ thi diễn ra,
hàng nghìn phụ huynh sẽ tụ lại trước cổng trường học cổ vũ cho con em
mình. Họ tặng cho các thí sinh những thanh kẹo để cầu chúc may mắn sẽ
tới, các thí sinh sẽ làm bài một cách thuận lợi và thành công.