Mô hình và cấu trúc gia đình Hàn
Quốc có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn xã hội. Ở Hàn Quốc gia đình có nghĩa là
“một tập thể huyết thống cùng sống, cùng ngủ dưới một mái nhà và cùng ăn chung
một nồi cơm”. Tuy nhiên, mô hình đó dần dần khác đi theo dòng chảy thời đại.
Đại gia đình là một mô hình gia đình truyền thống của Hàn Quốc bao gồm người
lớn tuổi nhất là ông bà cùng cha mẹ, con cái, cháu chắt chung sống dưới một mái
nhà.
Xưa kia người Hàn Quốc quan niệm rằng những gia đình có cùng một huyết thống sống quây quần bên nhau hoà thuận, cùng chia sẻ công việc đồng áng, niềm vui nỗi buồn với nhau là một tập tục tốt đẹp. Không những thế cùng sống trong một đại gia đình, người trẻ tuổi có thể học hỏi và tiếp thu kiến thức cuộc sống từ những người già đã có nhiều kinh nghiệm sống.
Trong xã hội hiện đại, mô hình gia
đình chủ yếu là mô hình gia đình hạt nhân. Gia đình hạt nhân được hình thành
bao gồm vợ chồng và con cái chưa lập gia đình. Con cái khi lập gia đình sẽ sống
tách riêng với bố mẹ và làm hình thành nên một gia đình hạt nhân khác. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nhiều trường hợp con trai cả phụng dưỡng
bố mẹ.
Gia phả
Gia phả là tuyển tập ghi lại từng sự
kiện trong gia đình để truyền lại cho hậu thế. Trong gia phả đề cập rất rõ về
công lao của tổ tiên, lịch sử chủ yếu của dòng họ và lịch sử của họ tộc mình.
Cứ mỗi 30 năm, những người đại diện của dòng tộc lại tiến hành biên tập gia phả
một lần và phát hành. Mỗi đời được chia một ô, nếu cùng một chi sẽ được ghi
trong ô đó theo thứ tự, nếu là đời sau sẽ viết ở một ô bên dưới. Trong tộc phả
sẽ ghi một cách ngắn gọn nội dung cuộc đời của mỗi người trong dòng họ cùng
thông tin của người bạn đời. Ý nghĩa của Gia phả là nhằm giúp cho con cháu đời
sau biết được cội nguồn của mình và mối quan hệ họ hàng gần xa nhằm kế thừa
hoặc làm sống lại lịch sử tốt đẹp của gia đình.
Con người được sinh ra là một thành
viên của gia đình, khi đến độ tuổi nhất định sẽ kết hôn và tiếp tục làm hình
thành nên một gia đình mới. Những việc như thế này được lặp đi lặp lại và làm
hình thành nên mối quan hệ gắn kết với các gia đình khác. Chính vì thế những
người có mối quan hệ được thiết lập bởi hoạt động sinh đẻ và hôn nhân được gọi
là thân tộc, tuy nhiên từ “họ hàng” được dùng phổ biến hơn. Người Hàn Quốc rất
coi trọng mối quan hệ với họ hàng nên vào dịp lễ tết thường đến nhà nhau thăm
hỏi, khi có việc đại sự trong gia đình sẽ có họ hàng đến và giúp đỡ. Quan hệ
thân tộc lấy mình là trọng tâm thì có các mối quan hệ bên nội của bố, bên ngoại
của mẹ, và quan hệ với bên nhà vợ hoặc nhà chồng.
Baegil và Dol
Baegil là từ chỉ ngày thứ 100 sau
khi đứa bé được sinh ra. Vào dịp này sẽ có một bữa tiệc đơn giản được tổ chức.
Bữa tiệc Baegil này là để chúc mừng đứa bé vượt qua bước ngoặt khó khăn và
người mẹ của bé đã hồi phục sức khoẻ.
Người Hàn Quốc quan niệm rằng trong
ngày Baegil nếu làm cơm nắm, bánh ttok nhân đậu đỏ , hạt kê và chia cho 100
người thì đứa bé sẽ hay ăn chóng lớn nên họ thường chia bánh Ttok cho hàng xóm láng
giềng. Những gia đình nhận bánh Ttok sẽ đặt vào bát cuộn chỉ, gạo hoặc tiền để
đáp lễ. Cuộn chỉ có nghĩa chúc bé khoẻ mạnh và sống lâu, gạo và tiền có nghĩa
mong đứa trẻ hãy trở
Ý nghĩa của bánh Ttok
Cơm nắm - Có nghĩa là cầu cho cơ thể
và tấm lòng của bé trở nên trong sạch
Bánh kê hoặc bánh Ttok nhân đậu đỏ
và kê - Để ngăn chặn những việc xấu
“Dol” là từ chỉ ngày kỉ niệm sinh nhật đầu tiên của bé. Vào dịp này người ta sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn hơn ngày kỉ niệm Baegil, với mong muốn sức khoẻ và phúc lộc cho bé, người ta sẽ bày một bàn lễ mừng ngày Dol này. Cơm nắm, bánh kê, cuộn chỉ, bát mì sợi, gạo, táo tầu, giấy và bút cọ … được đặt trên bàn lễ, đặc biệt những vật dụng như sách, giấy, bút chì, tiền, kim, chỉ …. cũng được đặt lên trên bàn cho bé chọn. Khi đó những người trong gia đình nhìn đồ vật mà bé chọn nói chuyện vui vẻ với nhau về tương lai của bé. Những phong tục này vẫn còn được lưu truyền trong xã hội hiện đại.
Hôn lễ
Tổ tiên của chúng ta nghĩ rằng việc nam nữ
kết hôn trở thành vợ chồng là sự kết hợp giữa âm và dương khác với nguyên tắc
của tạo hoá thiên nhiên sáng tạo ra vạn vật vũ trụ. Vào thời Joseon con trai
đến tuổi 12, con gái đến tuổi 16 thì lập gia đình. Chính vì thế có rất nhiều
trường hợp cô dâu nhiều tuổi hơn chú rể. Trong xã hội truyền thống thông thường
bố mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái . Nhà chú rể gửi thông tin về tứ trụ
của chú rể sang nhà cô dâu. “Tứ trụ” ở đây có nghĩa là giờ, ngày, tháng, năm
sinh củangười con trai mong được làm chú rể, gia đình cô dâu nhận thông tin tứ
trụ xem cung mệnh và tương lai cuộc sống của cô dâu và chú rể rồi mới quyết
định việc cưới hỏi.
Nếu tứ trụ tốt và cung mệnh của hai người hoà hợp, họ sẽ quyết định việc kết thông gia và chọn ngày cưới. Hai hay ba ngày trước lễ cưới nhà chú rể gửi lễ vật sang nhà cô dâu, lễ vật được đặt trong một cái hộp (ham), được gọi là “gửi lễ vật”, và lễ vật thường bao gồm nhẫn vàng hoặc vải vóc may quần áo của cô dâu … Chú rể đến nhà cô dâu làm lễ cưới và trải qua đêm tân hôn tại nhà cô dâu. Sau 2, 3 ngày ở nhà cô dâu, chú rể đón cô dâu về nhà mình. Cô dâu về nhà chồng chào hỏi bố mẹ và thành viên trong gia đình nhà chồng lần đầu tiên được gọi là “pyebaek”. Ngày nay, người Hàn Quốc thường lập gia đình ở độ tuổi trên dưới 30, đám cưới được tổ chức ở nhà thờ hoặc phòng cưới và các phong tục như “gửi lễ vật” hoặc “pyebaek” vẫn còn được lưu truyền không có gì thay đổi.
Ý nghĩa của món mì sợi (kooksu)
Từ xa xưa trong tiệc cưới của Hàn
Quốc không thể thiếu món mì sợi. Là vì món ăn này mang lại sự tiện lợi khi tiếp
đãi khác, tuy nhiên ở đây còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Nghĩa là món ăn này chứa
đựng mong muốn cô dâu chú rễ sẽ cùng chung sống hạnh phúc đời đời như món mì
sợi dài và mỏng kia.
Sinh nhật thứ 60
Năm 60 tuổi được gọi là
Hoegap hoặc Hwangap.Trong ngày Hoegap, bàn tiệc lớn được chuẩn bị, chủ nhân bữa
tiệc Hoegap cùng với người bạn đời ngồi trước bàn tiệc. Người Hàn Quốc nghĩ
rằng bàn tiệc (Bàn tiệc thường có Ttok, bánh trái…) được chuẩn bị càng cao thì
càng thể hiện lòng hiếu thảo của con cái. Sau khi chuẩn bị bàn tiệc và vợ chồng
chủ nhân bữa tiệc ngồi vào bàn thì con cái lần lượt sẽ lạy bố mẹ, rót rượu và
dâng lên.
Và những người họ hàng trẻ hơn hoặc
là người ở vai dưới hơn cũng lạy và dâng rượu. Họ hàng rót rượu cho nhau uống
và trò chuyện vui vẻ. Hiện nay tuổi thọ của con người ngày càng dài hơn nên
trường hợp tổ chức bữa tiệc mừng thọ 70 tuổi lớn hơn 60 tuổi ngày càng nhiều.
Cúng giỗ
Giỗ có rất nhiều loại hình như
giỗ tổ hay cúng giỗ... trong đó giỗ tổ diễn ra vào buổi sáng vào
dịp lễ tết, còn cúng giỗ diễn ra vào đêm ngày mất. Thông thường khi
nói giỗ thì có nghĩa cúng vào đêm ngày mất, và được tổ chức theo
thủ tục của Nho giáo. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương hoặc mỗi gia đình việc
chuẩn bị và tiến hành thủ tục cúng giỗ có sự khác nhau. Giỗ là lề thói
nghiêm túc và phức tạp nhưng vẫn được giữ lại cho đến tận ngày hôm
nay. Khi đến ngày giỗ, con cháu cùng tập hợp chia sẻ niềm tự hào
với tư cách là con cháu của tổ tiên và ca ngợi ân đức của tổ tiên,
việc giúp đỡ nhau khi khó khăn là phương thức sinh hoạt đáng quý của
chúng ta. Việc chuẩn bị bàn lễ trong ngày giỗ có một chút khác nhau
tuỳ theo gia đình nhưng người Hàn Quốc thường đặt các loại hoa quả
như hạt dẻ, táo tàu, quả hồng, lê...bánh, và rượu ... và ngoài ra
còn có các món đa dạng khác như canh...và quần áo cũ cũng được bày
lên.
Xem thêm: >> 18 sự thật thú vị về Hàn Quốc có thể bạn chưa hề biết
Xem thêm: >> 18 sự thật thú vị về Hàn Quốc có thể bạn chưa hề biết