Theo tài liệu của ITPC, những khó khăn trong giải quyết tranh chấp
thương mai giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc như sau:
1. Doanh nghiệp Việt Nam tạo quá nhiều ưu đãi về điều kiện thanh toán cho doanh nghiệp Hàn Quốc.
Trong các tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc,
tranh chấp về điều khoản thanh toán chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi ký hợp
đồng bán hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Hàn Quốc
thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam một khoản thanh toán trả trước từ
10 – 50% trên tổng giá trị hợp đồng. Đến thời hạn giao hàng, doanh
nghiệp Hàn Quốc không thực hiện được và đồng thời trì hoãn việc hoàn trả
lại khoản đặt cọc, trả trước của doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm
chí một số doanh nghiệp Hàn Quốc còn cố tình không chịu hoàn trả. Ngược
lại, cũng có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng cho các doanh
nghiệp Hàn Quốc lại chấp nhận các điều khoản thanh toán trả chậm (việc
thanh toán thực hiện sau khi bên mua nhận được hàng hóa). Gần đây, rất nhiều tranh chấp đã xảy ra mà phần thiệt hại
hầu hết gánh chịu bởi các doanh nghiệp Việt Nam khi khách hàng Hàn Quốc
không chịu thanh toán. Trong số đó có cả những doanh nghiệp có kinh
nghiệm lâu năm và xuất khẩu lớn của Việt Nam với doanh số xuất khẩu hàng
năm lên đến hàng chục triệu USD.
Các doanh nghiệp này do quá tin tưởng vào phía đối tác nên chỉ ký kết
hợp đồng nguyên tắc, sau đó xuất hàng theo đơn đặt hàng mà không kiểm
tra lại thông tin về tình hình đối tác cũng như không quyết toán dứt
điểm sau mỗi đơn đặt hàng hoặc một số đơn đặt hàng nhất định theo định
kỳ.
Đến
khi dư nợ đã lên đến con số quá lớn, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tiến
hành thu hồi sát sao thì doanh nghiệp Hàn Quốc đã không còn khả năng
thanh toán. Khi đó, cho dù doanh nghiệp Việt Nam có yêu cầu các cơ quan
chức năng của 2 nước tiến hành những thủ tục tố tụng cần thiết và phần
thắng thuộc về phía Việt Nam, nhưng phía doanh nghiệp Hàn Quốc cũng không có đủ năng lực bồi hoàn thiệt hại.
2. Các doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng không rà soát kỹ lưỡng những yêu cầu đối với quy cách, chất lượng hàng hóa cũng như quy định liên quan của nước nhập khẩu.
Hàn Quốc là thị trường có đòi hỏi rất cao không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn cả về mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói và các dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là đối
với các mặt hàng thực phẩm. Khi đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam do nôn nóng xuất được hàng nên chỉ quan tâm
đến giá cả, chất lượng mà ít quan tâm đến bao gói và đặc biệt là những
quy định liên quan của nước sở tại. Vì vậy, một số
trường hợp, hàng hóa đã được gửi sang Hàn Quốc nhưng do không đáp ứng
với yêu cầu của đối tác nên bị trả lại kèm theo khoản phạt hợp đồng hoặc
phải buộc giảm giá rất nhiều so với giá đã ký kết.
Một số trường hợp khác do vi phạm những tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu
của Hàn Quốc nên hải quan Hàn Quốc không cho phép thông quan hoặc chỉ
cho thông quan với những khoản tiền phạt khá lớn.
3. Các tranh chấp xảy ra hầu hết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các
tranh chấp về thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc hầu hết xảy ra với
các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, bộ phận doanh
nghiệp này có hiểu biết về pháp luật, thông lệ trong thương mại quốc tế
vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn
đến việc ký kết hợp đồng không chặt chẽ, năng lực tố tụng khi tranh
chấp xảy ra cũng rất thấp. Khi có tranh chấp xảy ra, các đối tượng vi
phạm hợp đồng của cả 2 nước thường tỏ ra buông xuôi và rất thiếu hợp
tác.
Thậm
chí, doanh nghiệp bị vi phạm đã gửi thư hoặc liên hệ bằng cách này cách
khác để khiếu nại, trong một vài lần đầu phía đối tác còn có sự phản
hồi, sau đó thì hầu như không nhận được sự phản hồi nào nữa. Bên cạnh đó, vì hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng
được tiếp cận với các thông tin minh bạch, chính xác về đối tác, về thị
trường cũng không cao. Chính vì vậy, khi tham gia vào các giao dịch
thương mại với đối tác Hàn Quốc, mức độ rủi ro tiềm ẩn đối với doanh
nghiệp Việt Nam là rất cao.
Một
số rủi ro thường thấy trong thời gian qua như không thanh toán, chậm
thanh toán tiền hàng, trì hoãn thời gian giao hàng, bị phạt do hàng hóa
không tuân thủ quy định của các nước nhập khẩu, hàng không đúng quy cách
dẫn đến bị trả lại, trong một số trường hợp còn bị phía đối tác lừa
đảo…
4. Một số khó khăn liên quan đến hành lang pháp lý.
Hiện nay, về hợp tác tương trợ tư pháp, Việt Nam và Hàn Quốc mới ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp dẫn độ tội phạm, Hiệp định chuyển giao người đã bị kết án phạt tù chớ chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
Quá trình đàm phán Hiệp định đã được khởi động cách nay 3 năm với Vòng 1 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2009.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng các quan
hệ dân sự, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, các vấn đề pháp lý
phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân của 2 nước cũng ngày càng gia tăng trong đó có nhiều vụ việc cần sự hỗ trợ hợp tác về tư pháp giữa 2 nước để giải quyết.
Số liệu ủy thác tư pháp giữa các cơ quan có thẩm quyền của 2 nước gửi
cho nhau trong 3 năm từ 2010 đến 2012 đều tăng ở năm sau cao hơn năm
trước. Chính vì vậy, việc đàm phán sớm ký kết Hiệp định tương trợ tư
pháp sẽ tạo cơ sở pháp lý để xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức đang làm ăn, sinh
sống, học tập và lao động trên lãnh thổ của nhau.
Điều này đang cản trở
rất nhiều việc giải quyết các tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp 2
nước một cách trệt để. Nhiều trường hợp, đối tượng vi phạm hợp đồng là
doanh nghiệp Hàn Quốc, bên bị vi phạm là doanh nghiệp Việt Nam đã tiến
hành các thủ tục khiếu nại hoặc tố tụng tại cơ quan Trọng
tài Thương mại hoặc Tòa án Dân sự của Việt Nam. Các cơ quan này đã có
kết luận lỗi vi phạm thuộc về phía Hàn Quốc và có phán quyết yêu cầu bên
vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Tuy
nhiên, bên vi phạm đặt trụ sở kinh doanh tại Hàn Quốc nên cơ quan Việt
Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc yêu cầu bên vi phạm Hàn Quốc thi
hành phán quyết nếu đối
tượng không chịu hợp tác. Cũng chính vì lý do này nên khi các doanh
nghiệp Việt Nam có tranh chấp với các doanh nghiệp Hàn Quốc, thông
thường vẫn phải chọn các cơ quan tố tụng của Hàn Quốc để giải quyết, mặc dù như thế chi phí sẽ tăng lên rất cao.
Một
khó khăn nữa liên quan đến hệ thống luật pháp của Hàn Quốc. Khi tiến
hành điều tra một vụ án hình sự cũng như khi lập phiên tòa và tuyên án,
các nghĩa vụ dân sự liên quan (bồi thường bằng tiền, vật chất cho người
bị hại) được tiến hành riêng theo các thủ tục tố tụng dân sự độc lập.
Trong một số trường hợp, doanh ngghiệp Hàn Quốc khi tiến hành các hoạt động thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam có hành vi lừa đảo và doanh nghiệp Việt Nam gửi đơn thư thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc để khiếu nại với cơ quan cảnh sát Hàn Quốc.
Trong một số trường hợp, doanh ngghiệp Hàn Quốc khi tiến hành các hoạt động thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam có hành vi lừa đảo và doanh nghiệp Việt Nam gửi đơn thư thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc để khiếu nại với cơ quan cảnh sát Hàn Quốc.
Cơ quan thực thi pháp luật có liên quan của Hàn Quốc trên cơ sở đó sẽ
tiếp nhận điều tra và kết luận phía Hàn Quốc có hành vi lừa đảo nhưng
việc bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng không được
phán quyết. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn bồi thường thiệt hại lại phải
tiếp tục tiến hành các thủ tục tố tụng tại Tòa án Dân sự của Hàn
Quốc./.
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Long An