Chào các anh chị, đây là những nội dung được TTHQ™ tổng hợp và
biên soạn dựa trên quá trình điều tra, khảo sát và các câu chuyện có
thật được người lao động chia sẻ trên trang Facebook của chúng tôi trong thời gian qua. Một phần nội dung cũng tham khảo từ sách “Hướng dẫn làm việc cho công nhân Việt Nam”
do Công ty phát triển nhân lực Hàn Quốc phát hành. Rất mong đây sẽ là
những kinh nghiệm quý giúp các anh chị công tác và sinh sống thuận lợi
trên đất nước Hàn Quốc.
Tôi là người lao động, đến từ Việt Nam.
Bạn thực sự tự tin và dõng dạc nói lên điều này khi giới thiệu về bản thân với mọi người xung quanh?
Rất nhiều người khi đề cập đến vấn đề đi lao động nước ngoài lại buông ra một câu chua chát: Ối dào, đi làm thuê, đi làm tay sai cho “bọn Hàn” hay “bọn tư sản” thì có gì mà nói!. Bạn là người lao động, nhưng chính bạn không ý thức được giá trị và vai trò bản thân, không tôn trọng nghề nghiệp của mình và những đồng nghiệp xung quanh.
Chưa nói đến chuyện tiếp xúc với người Hàn Quốc hay người nước ngoài khác, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy được sự tự tin và chủ động của lao động Việt Nam ngay cả khi tiếp xúc với những người đồng hương. Thực tế phải nhìn nhận một điều rằng, cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc chia thành nhiều tầng lớp: lao động, sinh viên, cô dâu nhưng lại rất ít các phong trào, sự kiện có sự hợp tác, chủ động tham gia của cả ba giới. Trong rất nhiều nguyên nhân, thì sự dè chừng, sự tự ti, đôi khi là những “bất mãn” chất chứa từ bên trong đã cản trở chúng ta mở rộng phạm vi lưu với cộng đồng.
Bạn cần hiểu rằng, chính bản thân những người Hàn Quốc vào những năm đầu thập kỉ 20 đã xuất khẩu lao động sang Hòa Kỳ, sang Trung Đông rất nhiều. Trong sách lịch sử Hàn Quốc có ghi lại câu chuyện về những y tá Hàn Quốc đến Đức và làm công việc rửa xác chết, hay những công nhân làm việc ở Tây Ban Nha, Mexico phải làm việc suốt cả ngày và chỉ ăn hai miếng bánh mì cùng với muối mỗi ngày. Bạn là một người đi xuất khẩu lao động, bạn đem tiền về làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước và những giọt mồ hôi của bạn thật sự vô cùng quý giá và đáng được trân trọng.
Bởi vậy, ngay từ khi xách va li lên đường sang Hàn Quốc, các bạn hãy chuẩn bị một tâm thế và những nhận thức đúng đắn nhất về nghề nghiệp và giá trị của bản thân. Trước hết, bản thân mỗi một lao động nước ngoài có vai trò như một chiếc cầu nối trong tiến trình toàn cầu hóa của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, một cá nhân cũng như một quốc gia không thể đứng một mình trong không gian cô lập. Của cải không tạo ra từ bên trong mà từ bên ngoài nên mức độ giàu có của cá nhân hay quốc gia tùy thuộc vào mức liên kết của họ với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của công nhân nước ngoài sẽ thuận lợi và có nhiều cơ hội hơn nến họ có sự nhận thức quốc tế và quan điểm cởi mở.
Có rất nhiều người ở nhà đang khao khát được đặt chân lên máy bay và thử sức mình ở môi trường mới giống như vị trí hiện tại của bạn. Mỗi một công nhân nước ngoài khi đến Hàn Quốc, đều mang trong mình một mối “nhân duyên” đặc biệt. Bạn đã phải lựa chọn giữa sự ổn định (trong nghèo đói) và sự mạo hiểm, rủi ro đến từ một môi trường mới, khí hậu khắc nghiệt, ngôn ngữ xa lạ… Chỉ có những người dũng cảm mới có đủ dũng khí để đương đầu với những thử thách này. Có câu nói “sự dũng cảm sẽ được đền đáp bằng những điều tốt đẹp”, những người dũng cảm chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn những kẻ hèn nhát.
Vấn đề về ngôn ngữ là một trong những yếu tố phổ biến gây ra xung đột xung quanh môi trường làm việc của công nhân nước ngoài. Khó khăn trong giao tiếp bằng lời không chỉ cản trở bạn thực hiện tốt các công việc chuyên môn mà còn hạn chế việc tìm hiểu và tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc trong đời sống hàng ngày. Bạn không hiểu cấp trên nói gì và làm sai hoặc chậm trễ trong quá trình làm việc. Ngay cả trong bữa ăn, bạn cũng không thể diễn đạt cho người đầu bếp hiểu mình không thể ăn được món canh đậu tương và yêu cầu đổi sang món khác. Khi bị đau, ốm, bạn cũng không biết xin phép người chủ Hàn Quốc như thế nào. Ngôn ngữ gần như đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lao động, thành tích công việc và mối quan hệ giữa công nhân nước ngoài và người chủ Hàn Quốc.
Hãy xem những lao động làm việc lâu năm, họ được người chủ ưu ái và tin cậy hơn bạn do thạo việc và giao tiếp được bằng tiếng Hàn. Họ không giỏi hay không có điều gì đặc biệt hơn bạn, đơn giản họ chỉ đến trước và có thời gian để học tất cả những điều đó. Bạn có thể rút ngắn khoảng cách bằng cách lên lịch học tiếng Hàn riêng cho mình. Bạn còn có một lợi thế khác mà không phải ở quốc gia nào cũng có được: Internet ở Hàn Quốc có tốc độ nhanh nhất thế giới, chỉ cần gõ một từ khóa “Học tiếng Hàn” trên google là có hàng trăm các giáo trình và bài học chào đón bạn. Tất cả những việc bạn cần làm là sắm một quyển sổ nhỏ, ghi lại những từ mới, những cấu trúc ngữ pháp thường gặp, những biểu hiện hay dùng trong công ty. Sẽ thật tốt nếu cuối tuần bạn có thời gian đăng ký vào một khóa học tiếng Hàn do người Hàn Quốc giảng dạy xung quanh khu vực sinh sống. Nhưng nếu không có thời gian hoặc cơ hội thì đó cũng không phải là rào cản quá lớn, chỉ cần bạn có quyết tâm và ý chí, những cơ hội mới sẽ luôn rộng mở phía trước.
Đã có rất nhiều tấm gương lao động nước ngoài tự học và thi được Topik trung cấp hoặc cao cấp. Những người đó khi về nước đã liên kết với các đối tác Hàn Quốc mở đại lý, chi nhánh riêng hoặc tìm được những công việc lương cao trong những công ty Hàn Quốc. Hãy tin vào một chân lý: Mọi thành công hay thất bại trên cuộc đời này đều phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của bạn. Khi mang theo tâm thế đó trong suốt quá trình làm việc ở Hàn Quốc bạn sẽ thấy con mắt nhìn với cuộc sống xung quanh sẽ tích cực và phát hiện được nhiều động lực để phấn đấu hơn.
Ngoài ngôn ngữ thì những khác biệt trong sinh hoạt, văn hóa cũng là
một rào cản lớn cho lao động nước ngoài. Thói quen tiết kiệm đến bủn xỉn
của những ông chủ Hàn Quốc, những bữa cơm trưa toàn “cỏ dại” và ăn nhanh như cướp, “lão tổ trưởng”
béo ục, cục mịch hay chửi thề. Xui xẻo hơn, có những người còn bị chủ
bỏ rơi khi bị tai nạn, quỵt lương hay đánh đập…Khi đi ra đường, cũng có
những trường hợp người nước ngoài bị gian lận tiền tắc xi, bị hô giá cắt
cổ cho một món đồ rẻ tiền kém chất lượng… Đó là những việc đã xảy ra ở
Hàn Quốc nhưng đó không phải là tất cả.
Xã hội Hàn Quốc cũng như xã hội Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào khác cũng đều có sự phân chia tầng lớp, sự hiện diện đa dạng của người tốt và kẻ xấu. Ở những doanh nghiệp lớn, thái độ tiếp đãi và ứng xử với người nước ngoài bao giờ cũng lịch sự hơn, ở những khu công xưởng nhỏ hoặc đặc biệt là xưởng gia đình, những điều được gọi là “phép tắc” và “lễ nghi” có phần bị xem nhẹ hơn. Có những chủ xưởng cũng trực tiếp làm việc như một công nhân, họ bỗ bã, xuề xòa và chửi tục khi thấy công nhân không hiểu ý hoặc “không bao giờ làm trước khi hỏi”. Bạn cần phải chuẩn bị tâm thế để đối mặt với tất cả những loại người, những cách cư xử tốt và xấu tại Hàn Quốc. Có một nguyên lý đơn giản rằng: phẩm cách và năng lực làm việc của bạn chính là thước đo quyết định thái độ người khác đối xử với bạn – “Anh có khả năng và anh xứng đáng được tôn trọng” – Nguyên lý này nghe có vẻ lạnh lùng, lý trí nhưng nó là tiêu chuẩn đúng cho mọi đối tượng, kể cả người Hàn Quốc trong xã hội tư bản.
Hãy bàn thêm một chút về tính cách tiết kiệm đến gần như keo kiệt, bủn xỉn của một số người Hàn. Phần lớn họ là lớp người lớn tuổi, đã trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước và để có được vị trí như ngày hôm nay, bản thân họ cũng đã phải “thắt lưng buộc bụng” và nỗ lực rất nhiều. Họ cũng không ăn ngon gì hơn so với công nhân, họ hài lòng với bữa cơm rau dưa và vẫn phấn khởi, hăng hái cho một ngày làm việc mới. Hầu như tất cả mọi người Hàn đều trầm trồ, hân hoan trước một mâm cơm có thịt, không phải vì họ không có đủ tiền mua thịt mỗi ngày mà bởi thịt dường như đã trở thành một biểu tượng cho sự no đủ, giàu có trong tâm thức của người Hàn Quốc. Họ nóng vội và luôn đốc thúc chúng ta làm việc “nhanh lên, nhanh lên” bởi họ tin rằng, mọi công việc sẽ suôn sẻ nếu được hoàn thành trong thời gian đã quy định và họ chỉ thanh thản nghỉ ngơi khi công viên đã hoàn thành. Ngược lại, công nhân nước ngoài thường có xu hướng làm việc chậm rãi và tỉ mỉ và họ sẽ dừng tất cả mọi hoạt động khi kết thúc giờ làm việc, bất kể công việc còn đang dang dở.
Bên cạnh đó, nếu bạn chẳng may gặp phải một người chủ thiếu ý thức, luôn coi mình là kẻ trên và coi thường người khác. Khi họ gọi bạn là “Ya” hoặc “Yimma” hoặc văng tục bằng những cụm từ khác, bạn có thể thẳng thắn nói rằng “Tên tôi là…. Lần sau xin vui lòng gọi tôi bằng tên của tôi.” Làm như vậy, bạn có thể tạo cơ hội cho công nhân nước ngoài nhận được sự đối xử nhân đạo và bình đẳng và để người Hàn sửa đổi quan điểm phân biệt đối xử với mình. Nếu cảm thấy không thể tự xử lý tình thuống, bạn hãy yêu cầu sự trợ giúp từ những người đồng nghiệp Hàn Quốc khác hoặc liên hệ với trung tâm hỗ trợ nước ngoài để nhận sự trợ giúp.
Công nhân nước ngoài sau một thời gian quen với công việc và tạo dựng
các một quan hệ, họ rất dễ so sánh về môi trường làm việc, chế độ tiền
lương và “đứng núi này, trông núi nọ”. Tuy nhiên các bạn cần
biết, chính người chủ mới ở những chỗ lương cao đó cũng sẽ dè chừng với
công nhân thay đổi nơi làm việc. Bạn đã đổi việc một lần, và không ai
bảo đảm sẽ không có lần thứ hai, thứ ba…
Công nhân nước ngoài cần lựa chọn giữa hai điều: nhận lương cao hơn một chút ở một nơi làm việc khác hoặc được tăng lương từ từ. Chủ lao động Hàn tin cậy những công nhân nghiêm chỉnh, làm việc ổn định một nơi và họ sẽ tự nâng lương cho bạn theo mức tăng của tay nghề. Đặc biệt, nếu người công nhân có chí tiến thủ, tinh thần học hỏi và làm việc sáng tạo, đem lại lợi nhuận cho công ty thì người chủ sẽ vô cùng cảm kích, họ không những thưởng cho công nhân mà con xem công nhân như một thành viên trong gia đình.
Một lao động người Việt Nam làm tại Busan, khu xưởng đất trũng nơi anh làm bị ngập nước sau một trận lũ lụt lớn. Trong khi nhiều người khác thích thú vì nghiễm nhiên được nghỉ một ngày ở nhà thì lao động Việt Nam này đã mang xô, chậu đến tát nước, thông cống và dọn dẹp xưởng cùng với người chủ công ty. Ông giám đốc đã rất ấn tượng với hành động trên, về sau bổ nhiệm anh làm trưởng nhóm, tăng lương và cuối cùng lao động Việt Nam này đã nhận mức lương ngang với các đồng nghiệp Hàn Quốc.
Khi công nhân nước ngoài được chỉ định vào các công ty, công ty sẽ
huấn luyện và đào tạo cho họ các kỹ năng thích hợp. Bạn cần có ý tưởng
chung về công việc của mình: thuộc bộ phận nào, phải tuân theo luồng
công việc nào trong toàn bộ quy trình sản xuất? Ai là người tham gia
cùng quy trình với bạn? Khi phát sinh vấn đề phải báo cáo cho ai?
Các chủ tuyển dụng đánh giá cao những lao động biết đặt ra câu hỏi và tìm cách làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Khi bạn có thành tích xuất sắc, họ sẽ giao cho bạn những công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn và tạo điều kiện tăng lương cho bạn. Ngay cả khi bạn không thích công việc hiện tại, bạn cũng cần hoàn thành chúng với sự đam mê và kiên nhẫn, đồng thời chủ động xử lý công việc bằng cách nắm bắt những hướng dẫn từ cấp trên.
Khi đi làm, bạn cần ở nơi làm việc trước khi bắt đầu công việc ít nhất 5 phút và trước khi rời nơi làm việc, bạn phải sắp xếp, dọn dẹp nơi làm việc và chào cấp trên. Nếu có việc nên đi làm muộn hoặc vắng mặt, bạn phải thông báo ít nhất vào ngày hôm trước và nói rõ lý do.
Bạn không nên làm việc cá nhân trong giờ làm việc và nếu phải rời chỗ làm trong giờ làm việc, bạn phải thông báo với đồng nghiệp hay cấp trên và thông báo chính xác thời gian sẽ quay trở lại. Nếu cấp trên gọi bạn, bạn phải trả lời rõ “có, vâng” để đáp lại các chỉ dẫn của cấp trên và giao tiếp ngắn gọn, rõ ràng, thấp giọng, lịch sự.
Quần áo phải phù hợp với thời điểm, tình huống, vị trí. Cách ăn mặc thể hiện cá tính của bạn. Vì vậy bạn phải tạo ấn tượng gọn gàng, sạch sẽ. Sẽ không người Hàn Quốc nào cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với một người râu tóc xồm xoàm, áo sơ mi nhàu nhĩ hoặc phả mùi hôi chân, hôi miệng…
Bạn hãy tự tính bảng lương, lập sổ chi tiêu để quan lý thu chi của bản thân. Hãy thử đối chiếu mức lương mình tự tính và mức lương được nhận trên thực tế và hỏi chủ tuyển dụng về những điểm sai khác. Đây cũng là cách để bạn chứng tỏ cho cấp trên thấy bạn thực sự nghiêm túc và kiểm soát công việc của bản thân.
Nhiều công nhân nước ngoài tin rằng họ bị chủ lao động phân biệt đối xử với các đồng nghiệp Hàn Quốc.
Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Phân biệt đối xử và phân biệt là hai khái niệm hoàn toàn khác hẳn nhau.
Phân biệt đối xử là thái độ đối xử khác biệt bất chấp khả năng, ý thức của người “bị” phân biệt đối xử. Còn phân biệt là đối xử khác nhau tùy theo khả năng và hiệu quả làm việc.
Tất nhiên có nhiều người chủ, nhiều môi trường làm việc thể hiện rõ sự phân biệt đối xử, những định kiến với người nước ngoài, đặc biệt là người Đông Nam Á. Bạn cần hiểu, không có quốc gia nào là không “phân biệt” đối với người nước ngoài. Khi một người châu Phi đến Việt Nam làm việc, chắc hẳn họ cũng sẽ ít hay nhiều chịu sự phân biệt đối xử. Sự khác biệt nằm ở thái độ của chúng ta trước việc bị phân biệt đối xử này. Có một số cảm thấy bị tổn thương, tự ti, có một số tỏ ra hằn học, bất mãn và giữ mãi định kiến về những người Hàn Quốc “lạnh lùng, thực dụng và giả tạo” cho tới tận ngày xuất cảnh. Nhưng có những người dũng cảm chấp nhận: ta đến từ một nước Đông Nam Á kém phát triển hơn và sự phân biệt đối xử này là điều có thể hiểu. Để xóa nhòa những định kiến về văn hóa, tôn giáo hay chủng tộc, sẽ chẳng có ích gì nếu bạn chỉ đứng một chỗ và gào lên: Đừng phân biệt đối xử với tôi! Hãy kiên nhẫn hòa mình cùng người Hàn Quốc, hãy dành thời gian để lấy niềm tin nơi họ. Khi bạn đã chứng tỏ được mình là một người lao động chăm chỉ, chân chính thì tự bản thân bạn cũng sẽ trở thành một “đại sứ văn hóa”, xây dựng những hình ảnh mới về quê hương, dân tộc mình và thay đổi dần dần các định kiến của những người đồng nghiệp Hàn Quốc.
Một chủ người Hàn Quốc đã nóng giận và đuổi việc lao động nữ người Việt Nam. Khi được hỏi lý do tại sao thì ông ta cho biết, cứ mỗi lần thực hiện sai thao tác trong công việc và bị tổ trưởng phê bình thì lao động nữ này hoặc là cười đùa cợt nhả, hoặc là “lì lì” không nói, rồi sau đó bỏ đi. Rõ ràng mẫu thuẫn này xuất phát từ khác biệt văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Lòng tự trọng của người Việt rất cao, nên khi có lỗi họ dùng nụ cười để mong xí xóa và thay cho lời xin lỗi. Nhưng với một nước coi trọng thứ bậc như Hàn Quốc thì khi bị cấp trên phê bình, người dưới bắt buộc phải cúi đầu xin lỗi, nhận lỗi. Bạn phải xin lỗi trước khi thanh minh và khi không hiểu thì không được “giấu dốt” mà phải hỏi đến cùng cho đến khi nắm được phương pháp thực hiện công việc hiệu quả nhất.
– Nhân cách (trung thực, siêng năng).
– Nghiêm chỉnh: thực hiện đúng nhiệm vụ, lượng công việc đương giao và luôn trung thực.
– Khả năng ứng xử: thái độ “kính trên, nhường dưới”, biết lắng nghe, nhận khuyết điểm khi có lỗi và tinh thần cầu thị, sửa sai.
Ai cũng muốn làm giàu, có là bản năng và khao khát của mỗi chúng ta.
Tuy nhiên một công nhân không dễ dàng kiếm được nhiều tiền. Ngoài thái
độ làm việc chăm chỉ, nghiêm chỉnh, bạn cần phải học cách “câu cá” để có thể kiếm tiền cả đời.
Hầu hết công nhân nước ngoài đều đến từ những quốc gia kém phát triển về kinh tế hơn so với Hàn Quốc. Nhưng trước đây, bản thân người dân Hàn Quốc cũng phải học cách kinh doanh từ người Nhật Bản. Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng cũng phải sang Hàn Quốc học về phong trào làng mới Saemaeul…
Bạn không ở Hàn Quốc mãi mãi, một ngày nào đó bạn sẽ về lại quê nhà và phải tìm cách ổn định cuộc sống tại quê hương. Hãy tự đặt ra câu hỏi: “Sau 5 năm nữa mình sẽ làm gì?”, “Khi về nhà mình sẽ tiếp tục đi làm thuê hay trở thành một ông chủ?”
Trên thực tế, có những lao động đã kiếm được rất nhiều tiền tại Hàn Quốc nhưng họ lại không kiểm soát được cách chi tiêu, lao vào sổ xố, bài bạc hoặc tích góp chỉ để xây cho mình một ngôi nhà khang trang ở quê nhà. Việc xây nhà để “an cư, lạc nghiệp” không có gì là sai trái, nhưng nó sẽ trở thành một sự khập khiễng nếu bạn chỉ có một cái nhà to nhưng túi rỗng và không có nghề nghiệp ổn định. Đừng quên tiết kiệm tiền hoặc chuyển tiền thành một khoản đầu tư lâu dài, cho phép bạn thiết lập và dự đoán tương lai tươi sáng của bản thân và gia đình.
Các đồng nghiệp và sếp của bạn có thể là đối tác suốt đời của bạn khi bạn trở về nước. Bởi vậy, bạn cần đối xử tốt không chỉ với người Hàn Quốc mà với cả đồng nghiệp làm cùng. Nếu bạn có sự tin cậy và ủng hộ của người chủ Hàn Quốc, bạn có thể được tư vấn về hướng kinh doanh khi bạn về nước và được hỗ trợ một chút tài chính cho dự án nếu kế hoạch của bạn thật sự thuyết phục. Cũng đã có nhiều dẫn chứng thành công trong việc các lao động nước ngoài tự hùn vốn đầu tư và kinh doanh với nhau sau khi về nước. Nói cách khác, bạn không nên nhìn vào cái lợi trước mắt, mà cần quan sát xung quanh để tìm ra cách “câu cá” phù hợp nhất với mình.
Nhà thơ Pháp Baudelaire đã nói rằng “Phải sống theo sở thích, nếu không bạn sẽ trở thành nô lệ của thời gian”.
Một lao động làm việc hàng ngày trong tuần từ 8h sáng đến 7h tối, làm
thêm cả ngày thứ Bảy. Trong suốt quá trình làm việc, anh phải đứng cạnh
máy dập ốc, nhận sản phẩm và lắp chúng vào khuôn. Sau một ngày làm việc
mệt mỏi, anh tranh thủ nói chuyện với gia đình và vội vã chìm vào giấc
ngủ để chuẩn bị sức làm việc cho ngày hôm sau.
Anh ta sẽ cười mỉa mai nếu tôi khuyên anh ta nên đọc sách hay đi tập thể dục vào ngày cuối tuần. “Đối với người lao động như chúng tôi, thời gian ngủ còn thiếu, nói chi đến đi chơi hay đọc sách?”
Vậy câu hỏi đặt ra là một lao động nước ngoài có thể sống theo sở thích được không? Khi bạn đến Hàn Quốc với tư cách là một công nhân thì mục đích quan trọng nhất là kiếm tiền. Nhưng điều quan trọng không kém là để sống tốt thì bạn phải tự điều chỉnh bản thân theo phong cách Hàn Quốc. Bạn đã tự chấp nhận cuộc sống vất vả ở nước ngoài. Bởi vậy, nếu không thể tránh, bạn hãy tận hưởng! Sống ở Hàn Quốc thật khó khăn và cô đơn! Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục nói như thế, thì cuộc sống của chính bạn sẽ trở nên bi quan và nặng nề biết bao. Khi bạn hạnh phúc hoặc công việc của bạn thuận lợi, thời gian làm việc dường như sẽ trôi nhanh hơn. Ngược lại, khi bạn buồn rầu hoặc chán nản thì bạn sẽ vừa làm vừa đếm thời gian và có cảm giác như đang ở trong địa ngục.
Để có cuộc sống hạnh phúc, chúng ta không chỉ cần chăm chút cho bản
thân mà nên hướng tới cộng đồng, quan tâm và giúp đỡ những người xung
quanh khi có thể. Bạn cũng không nên phung phí những đồng tiền “mồ hôi nước mắt”
của mình vào những món đồ hàng hiệu hay bốc đồng mua sắm những đồ xa xỉ
không cần thiết để thỏa nỗi cô đơn trong giây lát. Nếu bạn mê cờ bạc,
game online hay ham mua sổ xổ Lotto thì sẽ thật bất hạnh cho gia đình
bạn khi phải ngóng chờ bạn trong một thời gian dài để gửi tiền về trả
nợ.
Nhắc đến chữ “cộng đồng” nghe có vẻ to tát, nhưng thực ra, bạn chỉ cần tôn trọng chính những người đồng hương đang ở cùng trong ký túc xá với mình. Khi ở cùng phòng với những đồng hương đến từ các tỉnh thành khác nhau, bạn có giữ gìn vệ sinh cá nhân? Bạn có ra ngoài để nghe và gọi điện thoại không? Bạn có bật to loa đài giữa đêm khuya? Bạn có giữ gìn vệ sinh chung và dọn rác theo đúng lịch phân công? Bạn có sòng phẳng trong chuyện tiền bạc, hoặc bạn có biết tự giác thiết đãi những người anh em đã giúp đỡ lúc khó khăn, hay mời mình bữa cơm nhiều lần trước đó hay không? Bạn có thể phạm một vài sai lầm lần đầu, nhưng nếu bạn cứ giữ mãi lối sống ích kỷ, coi thường cộng đồng thì dần dần mọi người sẽ xa lánh bạn. Đặc biệt, hãy từ bỏ thói quen đánh giá, lên án người khác bằng kinh nghiệm cá nhân và tuyệt đối không kết bè, cánh để cô lập người khác, hay chê bai, định kiến về các địa phương, vùng miền trên cùng một đất nước.
1. Tôi là người lao động
저는 베트남에서 왔습니다. 저는 근로자입니다.Tôi là người lao động, đến từ Việt Nam.
Bạn thực sự tự tin và dõng dạc nói lên điều này khi giới thiệu về bản thân với mọi người xung quanh?
Rất nhiều người khi đề cập đến vấn đề đi lao động nước ngoài lại buông ra một câu chua chát: Ối dào, đi làm thuê, đi làm tay sai cho “bọn Hàn” hay “bọn tư sản” thì có gì mà nói!. Bạn là người lao động, nhưng chính bạn không ý thức được giá trị và vai trò bản thân, không tôn trọng nghề nghiệp của mình và những đồng nghiệp xung quanh.
Chưa nói đến chuyện tiếp xúc với người Hàn Quốc hay người nước ngoài khác, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy được sự tự tin và chủ động của lao động Việt Nam ngay cả khi tiếp xúc với những người đồng hương. Thực tế phải nhìn nhận một điều rằng, cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc chia thành nhiều tầng lớp: lao động, sinh viên, cô dâu nhưng lại rất ít các phong trào, sự kiện có sự hợp tác, chủ động tham gia của cả ba giới. Trong rất nhiều nguyên nhân, thì sự dè chừng, sự tự ti, đôi khi là những “bất mãn” chất chứa từ bên trong đã cản trở chúng ta mở rộng phạm vi lưu với cộng đồng.
Bạn cần hiểu rằng, chính bản thân những người Hàn Quốc vào những năm đầu thập kỉ 20 đã xuất khẩu lao động sang Hòa Kỳ, sang Trung Đông rất nhiều. Trong sách lịch sử Hàn Quốc có ghi lại câu chuyện về những y tá Hàn Quốc đến Đức và làm công việc rửa xác chết, hay những công nhân làm việc ở Tây Ban Nha, Mexico phải làm việc suốt cả ngày và chỉ ăn hai miếng bánh mì cùng với muối mỗi ngày. Bạn là một người đi xuất khẩu lao động, bạn đem tiền về làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước và những giọt mồ hôi của bạn thật sự vô cùng quý giá và đáng được trân trọng.
Bởi vậy, ngay từ khi xách va li lên đường sang Hàn Quốc, các bạn hãy chuẩn bị một tâm thế và những nhận thức đúng đắn nhất về nghề nghiệp và giá trị của bản thân. Trước hết, bản thân mỗi một lao động nước ngoài có vai trò như một chiếc cầu nối trong tiến trình toàn cầu hóa của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hóa, một cá nhân cũng như một quốc gia không thể đứng một mình trong không gian cô lập. Của cải không tạo ra từ bên trong mà từ bên ngoài nên mức độ giàu có của cá nhân hay quốc gia tùy thuộc vào mức liên kết của họ với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của công nhân nước ngoài sẽ thuận lợi và có nhiều cơ hội hơn nến họ có sự nhận thức quốc tế và quan điểm cởi mở.
Có rất nhiều người ở nhà đang khao khát được đặt chân lên máy bay và thử sức mình ở môi trường mới giống như vị trí hiện tại của bạn. Mỗi một công nhân nước ngoài khi đến Hàn Quốc, đều mang trong mình một mối “nhân duyên” đặc biệt. Bạn đã phải lựa chọn giữa sự ổn định (trong nghèo đói) và sự mạo hiểm, rủi ro đến từ một môi trường mới, khí hậu khắc nghiệt, ngôn ngữ xa lạ… Chỉ có những người dũng cảm mới có đủ dũng khí để đương đầu với những thử thách này. Có câu nói “sự dũng cảm sẽ được đền đáp bằng những điều tốt đẹp”, những người dũng cảm chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn những kẻ hèn nhát.
2. Chinh phục tiếng Hàn
Vấn đề về ngôn ngữ là một trong những yếu tố phổ biến gây ra xung đột xung quanh môi trường làm việc của công nhân nước ngoài. Khó khăn trong giao tiếp bằng lời không chỉ cản trở bạn thực hiện tốt các công việc chuyên môn mà còn hạn chế việc tìm hiểu và tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc trong đời sống hàng ngày. Bạn không hiểu cấp trên nói gì và làm sai hoặc chậm trễ trong quá trình làm việc. Ngay cả trong bữa ăn, bạn cũng không thể diễn đạt cho người đầu bếp hiểu mình không thể ăn được món canh đậu tương và yêu cầu đổi sang món khác. Khi bị đau, ốm, bạn cũng không biết xin phép người chủ Hàn Quốc như thế nào. Ngôn ngữ gần như đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lao động, thành tích công việc và mối quan hệ giữa công nhân nước ngoài và người chủ Hàn Quốc.
Hãy xem những lao động làm việc lâu năm, họ được người chủ ưu ái và tin cậy hơn bạn do thạo việc và giao tiếp được bằng tiếng Hàn. Họ không giỏi hay không có điều gì đặc biệt hơn bạn, đơn giản họ chỉ đến trước và có thời gian để học tất cả những điều đó. Bạn có thể rút ngắn khoảng cách bằng cách lên lịch học tiếng Hàn riêng cho mình. Bạn còn có một lợi thế khác mà không phải ở quốc gia nào cũng có được: Internet ở Hàn Quốc có tốc độ nhanh nhất thế giới, chỉ cần gõ một từ khóa “Học tiếng Hàn” trên google là có hàng trăm các giáo trình và bài học chào đón bạn. Tất cả những việc bạn cần làm là sắm một quyển sổ nhỏ, ghi lại những từ mới, những cấu trúc ngữ pháp thường gặp, những biểu hiện hay dùng trong công ty. Sẽ thật tốt nếu cuối tuần bạn có thời gian đăng ký vào một khóa học tiếng Hàn do người Hàn Quốc giảng dạy xung quanh khu vực sinh sống. Nhưng nếu không có thời gian hoặc cơ hội thì đó cũng không phải là rào cản quá lớn, chỉ cần bạn có quyết tâm và ý chí, những cơ hội mới sẽ luôn rộng mở phía trước.
Đã có rất nhiều tấm gương lao động nước ngoài tự học và thi được Topik trung cấp hoặc cao cấp. Những người đó khi về nước đã liên kết với các đối tác Hàn Quốc mở đại lý, chi nhánh riêng hoặc tìm được những công việc lương cao trong những công ty Hàn Quốc. Hãy tin vào một chân lý: Mọi thành công hay thất bại trên cuộc đời này đều phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của bạn. Khi mang theo tâm thế đó trong suốt quá trình làm việc ở Hàn Quốc bạn sẽ thấy con mắt nhìn với cuộc sống xung quanh sẽ tích cực và phát hiện được nhiều động lực để phấn đấu hơn.
3. Vượt qua rào cản văn hóa
Xã hội Hàn Quốc cũng như xã hội Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào khác cũng đều có sự phân chia tầng lớp, sự hiện diện đa dạng của người tốt và kẻ xấu. Ở những doanh nghiệp lớn, thái độ tiếp đãi và ứng xử với người nước ngoài bao giờ cũng lịch sự hơn, ở những khu công xưởng nhỏ hoặc đặc biệt là xưởng gia đình, những điều được gọi là “phép tắc” và “lễ nghi” có phần bị xem nhẹ hơn. Có những chủ xưởng cũng trực tiếp làm việc như một công nhân, họ bỗ bã, xuề xòa và chửi tục khi thấy công nhân không hiểu ý hoặc “không bao giờ làm trước khi hỏi”. Bạn cần phải chuẩn bị tâm thế để đối mặt với tất cả những loại người, những cách cư xử tốt và xấu tại Hàn Quốc. Có một nguyên lý đơn giản rằng: phẩm cách và năng lực làm việc của bạn chính là thước đo quyết định thái độ người khác đối xử với bạn – “Anh có khả năng và anh xứng đáng được tôn trọng” – Nguyên lý này nghe có vẻ lạnh lùng, lý trí nhưng nó là tiêu chuẩn đúng cho mọi đối tượng, kể cả người Hàn Quốc trong xã hội tư bản.
Hãy bàn thêm một chút về tính cách tiết kiệm đến gần như keo kiệt, bủn xỉn của một số người Hàn. Phần lớn họ là lớp người lớn tuổi, đã trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước và để có được vị trí như ngày hôm nay, bản thân họ cũng đã phải “thắt lưng buộc bụng” và nỗ lực rất nhiều. Họ cũng không ăn ngon gì hơn so với công nhân, họ hài lòng với bữa cơm rau dưa và vẫn phấn khởi, hăng hái cho một ngày làm việc mới. Hầu như tất cả mọi người Hàn đều trầm trồ, hân hoan trước một mâm cơm có thịt, không phải vì họ không có đủ tiền mua thịt mỗi ngày mà bởi thịt dường như đã trở thành một biểu tượng cho sự no đủ, giàu có trong tâm thức của người Hàn Quốc. Họ nóng vội và luôn đốc thúc chúng ta làm việc “nhanh lên, nhanh lên” bởi họ tin rằng, mọi công việc sẽ suôn sẻ nếu được hoàn thành trong thời gian đã quy định và họ chỉ thanh thản nghỉ ngơi khi công viên đã hoàn thành. Ngược lại, công nhân nước ngoài thường có xu hướng làm việc chậm rãi và tỉ mỉ và họ sẽ dừng tất cả mọi hoạt động khi kết thúc giờ làm việc, bất kể công việc còn đang dang dở.
Bên cạnh đó, nếu bạn chẳng may gặp phải một người chủ thiếu ý thức, luôn coi mình là kẻ trên và coi thường người khác. Khi họ gọi bạn là “Ya” hoặc “Yimma” hoặc văng tục bằng những cụm từ khác, bạn có thể thẳng thắn nói rằng “Tên tôi là…. Lần sau xin vui lòng gọi tôi bằng tên của tôi.” Làm như vậy, bạn có thể tạo cơ hội cho công nhân nước ngoài nhận được sự đối xử nhân đạo và bình đẳng và để người Hàn sửa đổi quan điểm phân biệt đối xử với mình. Nếu cảm thấy không thể tự xử lý tình thuống, bạn hãy yêu cầu sự trợ giúp từ những người đồng nghiệp Hàn Quốc khác hoặc liên hệ với trung tâm hỗ trợ nước ngoài để nhận sự trợ giúp.
4. Hạn chế đổi xưởng
Công nhân nước ngoài cần lựa chọn giữa hai điều: nhận lương cao hơn một chút ở một nơi làm việc khác hoặc được tăng lương từ từ. Chủ lao động Hàn tin cậy những công nhân nghiêm chỉnh, làm việc ổn định một nơi và họ sẽ tự nâng lương cho bạn theo mức tăng của tay nghề. Đặc biệt, nếu người công nhân có chí tiến thủ, tinh thần học hỏi và làm việc sáng tạo, đem lại lợi nhuận cho công ty thì người chủ sẽ vô cùng cảm kích, họ không những thưởng cho công nhân mà con xem công nhân như một thành viên trong gia đình.
Một lao động người Việt Nam làm tại Busan, khu xưởng đất trũng nơi anh làm bị ngập nước sau một trận lũ lụt lớn. Trong khi nhiều người khác thích thú vì nghiễm nhiên được nghỉ một ngày ở nhà thì lao động Việt Nam này đã mang xô, chậu đến tát nước, thông cống và dọn dẹp xưởng cùng với người chủ công ty. Ông giám đốc đã rất ấn tượng với hành động trên, về sau bổ nhiệm anh làm trưởng nhóm, tăng lương và cuối cùng lao động Việt Nam này đã nhận mức lương ngang với các đồng nghiệp Hàn Quốc.
5. Tập trung vào công việc
Các chủ tuyển dụng đánh giá cao những lao động biết đặt ra câu hỏi và tìm cách làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Khi bạn có thành tích xuất sắc, họ sẽ giao cho bạn những công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn và tạo điều kiện tăng lương cho bạn. Ngay cả khi bạn không thích công việc hiện tại, bạn cũng cần hoàn thành chúng với sự đam mê và kiên nhẫn, đồng thời chủ động xử lý công việc bằng cách nắm bắt những hướng dẫn từ cấp trên.
Khi đi làm, bạn cần ở nơi làm việc trước khi bắt đầu công việc ít nhất 5 phút và trước khi rời nơi làm việc, bạn phải sắp xếp, dọn dẹp nơi làm việc và chào cấp trên. Nếu có việc nên đi làm muộn hoặc vắng mặt, bạn phải thông báo ít nhất vào ngày hôm trước và nói rõ lý do.
Bạn không nên làm việc cá nhân trong giờ làm việc và nếu phải rời chỗ làm trong giờ làm việc, bạn phải thông báo với đồng nghiệp hay cấp trên và thông báo chính xác thời gian sẽ quay trở lại. Nếu cấp trên gọi bạn, bạn phải trả lời rõ “có, vâng” để đáp lại các chỉ dẫn của cấp trên và giao tiếp ngắn gọn, rõ ràng, thấp giọng, lịch sự.
Quần áo phải phù hợp với thời điểm, tình huống, vị trí. Cách ăn mặc thể hiện cá tính của bạn. Vì vậy bạn phải tạo ấn tượng gọn gàng, sạch sẽ. Sẽ không người Hàn Quốc nào cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với một người râu tóc xồm xoàm, áo sơ mi nhàu nhĩ hoặc phả mùi hôi chân, hôi miệng…
Bạn hãy tự tính bảng lương, lập sổ chi tiêu để quan lý thu chi của bản thân. Hãy thử đối chiếu mức lương mình tự tính và mức lương được nhận trên thực tế và hỏi chủ tuyển dụng về những điểm sai khác. Đây cũng là cách để bạn chứng tỏ cho cấp trên thấy bạn thực sự nghiêm túc và kiểm soát công việc của bản thân.
6. Chấp nhận sự phân biệt
Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Phân biệt đối xử và phân biệt là hai khái niệm hoàn toàn khác hẳn nhau.
Phân biệt đối xử là thái độ đối xử khác biệt bất chấp khả năng, ý thức của người “bị” phân biệt đối xử. Còn phân biệt là đối xử khác nhau tùy theo khả năng và hiệu quả làm việc.
Tất nhiên có nhiều người chủ, nhiều môi trường làm việc thể hiện rõ sự phân biệt đối xử, những định kiến với người nước ngoài, đặc biệt là người Đông Nam Á. Bạn cần hiểu, không có quốc gia nào là không “phân biệt” đối với người nước ngoài. Khi một người châu Phi đến Việt Nam làm việc, chắc hẳn họ cũng sẽ ít hay nhiều chịu sự phân biệt đối xử. Sự khác biệt nằm ở thái độ của chúng ta trước việc bị phân biệt đối xử này. Có một số cảm thấy bị tổn thương, tự ti, có một số tỏ ra hằn học, bất mãn và giữ mãi định kiến về những người Hàn Quốc “lạnh lùng, thực dụng và giả tạo” cho tới tận ngày xuất cảnh. Nhưng có những người dũng cảm chấp nhận: ta đến từ một nước Đông Nam Á kém phát triển hơn và sự phân biệt đối xử này là điều có thể hiểu. Để xóa nhòa những định kiến về văn hóa, tôn giáo hay chủng tộc, sẽ chẳng có ích gì nếu bạn chỉ đứng một chỗ và gào lên: Đừng phân biệt đối xử với tôi! Hãy kiên nhẫn hòa mình cùng người Hàn Quốc, hãy dành thời gian để lấy niềm tin nơi họ. Khi bạn đã chứng tỏ được mình là một người lao động chăm chỉ, chân chính thì tự bản thân bạn cũng sẽ trở thành một “đại sứ văn hóa”, xây dựng những hình ảnh mới về quê hương, dân tộc mình và thay đổi dần dần các định kiến của những người đồng nghiệp Hàn Quốc.
Một chủ người Hàn Quốc đã nóng giận và đuổi việc lao động nữ người Việt Nam. Khi được hỏi lý do tại sao thì ông ta cho biết, cứ mỗi lần thực hiện sai thao tác trong công việc và bị tổ trưởng phê bình thì lao động nữ này hoặc là cười đùa cợt nhả, hoặc là “lì lì” không nói, rồi sau đó bỏ đi. Rõ ràng mẫu thuẫn này xuất phát từ khác biệt văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Lòng tự trọng của người Việt rất cao, nên khi có lỗi họ dùng nụ cười để mong xí xóa và thay cho lời xin lỗi. Nhưng với một nước coi trọng thứ bậc như Hàn Quốc thì khi bị cấp trên phê bình, người dưới bắt buộc phải cúi đầu xin lỗi, nhận lỗi. Bạn phải xin lỗi trước khi thanh minh và khi không hiểu thì không được “giấu dốt” mà phải hỏi đến cùng cho đến khi nắm được phương pháp thực hiện công việc hiệu quả nhất.
Những mong muốn của một người chủ Hàn Quốc khi thuê công nhân nước ngoài:
– Khả năng nói tiếng Hàn (không cần xuất sắc nhưng có thể giao tiếp chính xác trong công việc).– Nhân cách (trung thực, siêng năng).
– Nghiêm chỉnh: thực hiện đúng nhiệm vụ, lượng công việc đương giao và luôn trung thực.
– Khả năng ứng xử: thái độ “kính trên, nhường dưới”, biết lắng nghe, nhận khuyết điểm khi có lỗi và tinh thần cầu thị, sửa sai.
7. Học cách kiếm tiền thay vì nhận tiền
Hầu hết công nhân nước ngoài đều đến từ những quốc gia kém phát triển về kinh tế hơn so với Hàn Quốc. Nhưng trước đây, bản thân người dân Hàn Quốc cũng phải học cách kinh doanh từ người Nhật Bản. Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng cũng phải sang Hàn Quốc học về phong trào làng mới Saemaeul…
Bạn không ở Hàn Quốc mãi mãi, một ngày nào đó bạn sẽ về lại quê nhà và phải tìm cách ổn định cuộc sống tại quê hương. Hãy tự đặt ra câu hỏi: “Sau 5 năm nữa mình sẽ làm gì?”, “Khi về nhà mình sẽ tiếp tục đi làm thuê hay trở thành một ông chủ?”
Trên thực tế, có những lao động đã kiếm được rất nhiều tiền tại Hàn Quốc nhưng họ lại không kiểm soát được cách chi tiêu, lao vào sổ xố, bài bạc hoặc tích góp chỉ để xây cho mình một ngôi nhà khang trang ở quê nhà. Việc xây nhà để “an cư, lạc nghiệp” không có gì là sai trái, nhưng nó sẽ trở thành một sự khập khiễng nếu bạn chỉ có một cái nhà to nhưng túi rỗng và không có nghề nghiệp ổn định. Đừng quên tiết kiệm tiền hoặc chuyển tiền thành một khoản đầu tư lâu dài, cho phép bạn thiết lập và dự đoán tương lai tươi sáng của bản thân và gia đình.
Các đồng nghiệp và sếp của bạn có thể là đối tác suốt đời của bạn khi bạn trở về nước. Bởi vậy, bạn cần đối xử tốt không chỉ với người Hàn Quốc mà với cả đồng nghiệp làm cùng. Nếu bạn có sự tin cậy và ủng hộ của người chủ Hàn Quốc, bạn có thể được tư vấn về hướng kinh doanh khi bạn về nước và được hỗ trợ một chút tài chính cho dự án nếu kế hoạch của bạn thật sự thuyết phục. Cũng đã có nhiều dẫn chứng thành công trong việc các lao động nước ngoài tự hùn vốn đầu tư và kinh doanh với nhau sau khi về nước. Nói cách khác, bạn không nên nhìn vào cái lợi trước mắt, mà cần quan sát xung quanh để tìm ra cách “câu cá” phù hợp nhất với mình.
8. Hoạch định cuộc sống hạnh phúc
Anh ta sẽ cười mỉa mai nếu tôi khuyên anh ta nên đọc sách hay đi tập thể dục vào ngày cuối tuần. “Đối với người lao động như chúng tôi, thời gian ngủ còn thiếu, nói chi đến đi chơi hay đọc sách?”
Vậy câu hỏi đặt ra là một lao động nước ngoài có thể sống theo sở thích được không? Khi bạn đến Hàn Quốc với tư cách là một công nhân thì mục đích quan trọng nhất là kiếm tiền. Nhưng điều quan trọng không kém là để sống tốt thì bạn phải tự điều chỉnh bản thân theo phong cách Hàn Quốc. Bạn đã tự chấp nhận cuộc sống vất vả ở nước ngoài. Bởi vậy, nếu không thể tránh, bạn hãy tận hưởng! Sống ở Hàn Quốc thật khó khăn và cô đơn! Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục nói như thế, thì cuộc sống của chính bạn sẽ trở nên bi quan và nặng nề biết bao. Khi bạn hạnh phúc hoặc công việc của bạn thuận lợi, thời gian làm việc dường như sẽ trôi nhanh hơn. Ngược lại, khi bạn buồn rầu hoặc chán nản thì bạn sẽ vừa làm vừa đếm thời gian và có cảm giác như đang ở trong địa ngục.
Sau đây là các nhân tố quyết định đời sống hạnh phúc:
– Sức khỏe là số một. Khi bạn ốm nơi đất khách quê người, sẽ không ai chăm sóc bạn. Bởi vậy bạn cần luôn ý thức rằng sức khỏe của bản thân là sức khỏe của cả gia đình.Tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Leo núi ngày cuối tuần cùng những người đồng nghiệp cũng là một ý kiến hay để tận hưởng không khí trong lành bên ngoài.
– Ăn uống đủ chất và điều độ. Hạn chế bia rượu, tăng khẩu phần protein và rau xanh để bù cho những bữa cơm “tẻ nhạt” ở công ty cũng sẽ giúp tinh thần thêm hưng phấn.
– Hoạt động sở thích cá nhân: Đọc sách, câu cá, nghe nhạc , tập hát, xem phim, đá bóng ít nhất mỗi tuần một lần.
– Gặp gỡ và chia sẻ cuộc sống với bạn bè xung quanh.
– Trong một tháng ít nhất nên du lịch một lần để tìm hiểu về văn hóa, danh lam thắng cảnh, con người Hàn Quốc.
– Kết bạn với người Hàn Quốc để học tiếng Hàn và giao lưu văn hóa.
– Tham gia các sự kiện dành cho người nước ngoài, cộng đồng, lễ hội tại địa phương.
– Gọi điện thoại thường xuyên cho gia đình, bạn bè ở Việt Nam.
– Sức khỏe là số một. Khi bạn ốm nơi đất khách quê người, sẽ không ai chăm sóc bạn. Bởi vậy bạn cần luôn ý thức rằng sức khỏe của bản thân là sức khỏe của cả gia đình.Tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Leo núi ngày cuối tuần cùng những người đồng nghiệp cũng là một ý kiến hay để tận hưởng không khí trong lành bên ngoài.
– Ăn uống đủ chất và điều độ. Hạn chế bia rượu, tăng khẩu phần protein và rau xanh để bù cho những bữa cơm “tẻ nhạt” ở công ty cũng sẽ giúp tinh thần thêm hưng phấn.
– Hoạt động sở thích cá nhân: Đọc sách, câu cá, nghe nhạc , tập hát, xem phim, đá bóng ít nhất mỗi tuần một lần.
– Gặp gỡ và chia sẻ cuộc sống với bạn bè xung quanh.
– Trong một tháng ít nhất nên du lịch một lần để tìm hiểu về văn hóa, danh lam thắng cảnh, con người Hàn Quốc.
– Kết bạn với người Hàn Quốc để học tiếng Hàn và giao lưu văn hóa.
– Tham gia các sự kiện dành cho người nước ngoài, cộng đồng, lễ hội tại địa phương.
– Gọi điện thoại thường xuyên cho gia đình, bạn bè ở Việt Nam.
9. Hướng tới cộng đồng
Nhắc đến chữ “cộng đồng” nghe có vẻ to tát, nhưng thực ra, bạn chỉ cần tôn trọng chính những người đồng hương đang ở cùng trong ký túc xá với mình. Khi ở cùng phòng với những đồng hương đến từ các tỉnh thành khác nhau, bạn có giữ gìn vệ sinh cá nhân? Bạn có ra ngoài để nghe và gọi điện thoại không? Bạn có bật to loa đài giữa đêm khuya? Bạn có giữ gìn vệ sinh chung và dọn rác theo đúng lịch phân công? Bạn có sòng phẳng trong chuyện tiền bạc, hoặc bạn có biết tự giác thiết đãi những người anh em đã giúp đỡ lúc khó khăn, hay mời mình bữa cơm nhiều lần trước đó hay không? Bạn có thể phạm một vài sai lầm lần đầu, nhưng nếu bạn cứ giữ mãi lối sống ích kỷ, coi thường cộng đồng thì dần dần mọi người sẽ xa lánh bạn. Đặc biệt, hãy từ bỏ thói quen đánh giá, lên án người khác bằng kinh nghiệm cá nhân và tuyệt đối không kết bè, cánh để cô lập người khác, hay chê bai, định kiến về các địa phương, vùng miền trên cùng một đất nước.
Nguồn: Thông Tin Hàn Quốc
Xem thêm:
>> 5 điều cần chú ý khi phỏng vấn xin việc ở Hàn Quốc
DỊCH VỤ DU HỌC, VISA HÀN QUỐC, ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TẠI HÀN QUỐC, LIÊN HỆ TẠI ĐÂY: HÀN QUỐC