Người lao động cần nắm bắt chính sách tuyển dụng mới ở Hàn Quốc để tránh bị lừa đảo
Hai đối tượng được dự tuyển
Đây là một trong những nội dung được NLĐ quan tâm nhất sau khi Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc ký gia hạn bản thỏa thuận đặc biệt về hợp tác lao động theo Luật Cấp phép lao động cho lao động phổ thông nước ngoài (gọi tắt là chương trình EPS), vào ngày 10-4.
Người lao động tại TP HCM trong một lần đăng ký dự kiểm tra tiếng Hàn
Bao giờ được tuyển dụng?
Rất nhiều câu hỏi của NLĐ về vấn đề này bởi theo quy trình tuyển dụng của chương trình EPS, hồ sơ NLĐ không được cung cấp công khai. Nhiều người cũng băn khoăn trong trường hợp hồ sơ được cung cấp và doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn thì thủ tục ký hợp đồng như thế nào, chi phí đóng ở đâu, bao nhiêu?...
Theo Colab, việc không công khai hồ sơ của NLĐ lên mạng là để phòng ngừa lừa đảo. Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Colab, cho biết mỗi lao động được cấp mã số riêng, chỉ cần nhập mã số này là biết rõ tình trạng hồ sơ của mình. Theo hướng dẫn, các đối tượng trên nếu còn nguyện vọng dự tuyển sang Hàn Quốc, liên hệ cập nhật hồ sơ tại sở LĐ-TB-XH nơi thường trú; trên cơ sở đó, Colab sẽ thông báo để HDR Korea cung cấp hồ sơ lên mạng. Thời hạn hồ sơ có hiệu lực cung cấp là 1 năm, sau đó sẽ bị hủy. Đối với những người được lựa chọn, doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến ký kết hợp đồng, Colab trực tiếp hướng dẫn thủ tục hồ sơ xuất cảnh.
Về chi phí xuất cảnh, vì đây là chương trình phi lợi nhuận nên không đáng kể, khoảng dưới 1.000 USD/người. NLĐ chỉ nộp tiền sau khi nhận thông báo trúng tuyển.
Đưa 5.400 hồ sơ lao động Việt Nam lên mạng
Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc cho
biết tổng chỉ tiêu tuyển dụng lao động nước ngoài năm 2015 của nước này
là 36.000 người. Trong đó, cùng thời điểm ký gia hạn thỏa thuận đặc biệt
với Việt Nam, Hàn Quốc công bố chỉ tiêu tuyển dụng đợt 2-2015 với số
lượng 13.999 người. Trong đợt tuyển dụng này, phía Hàn Quốc đồng ý để
Việt Nam đưa lên mạng 5.400 hồ sơ và tối đa 2.900 lao động sẽ được lựa
chọn sang Hàn Quốc làm việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây
dựng và nông nghiệp.
Theo Báo Người Lao Động