Tôi may mắn đã sống, nghiên cứu và
học tập ở Hàn Quốc một thời gian, và thấy được cách giáo dục của họ có
nhiều điều mà chúng ta cần suy ngẫm.
Học cùng tôi, có một cặp vợ chồng người Việt làm nghiên cứu sinh, mang theo một cô con gái nhỏ lúc mới sang cháu được hơn một tuổi, và gia đình anh bạn tôi đã gửi cháu đi học mẫu giáo cùng trẻ em Hàn. Cháu được các cô chăm sóc dạy dỗ rất chu đáo, và một cách tự nhiên, theo thời gian cháu dùng tiếng Hàn rất tốt. Phương châm của họ đúng là “học mà chơi chơi mà học”, khi cháu được 3-4 tuổi, ngoài học tiếng Hàn, và những ý niệm cơ bản về thế giới, khoa học, cháu cũng được học chữ cái tiếng Anh, học nhạc, thậm chí được nghe nhạc “thính phòng”, và được tham gia các buổi dã ngoại, không có bố mẹ đi cùng... Không hiểu các cô dạy thế nào, mà bé rất ngoan, tính tự lập rất cao, tự ăn, tự làm nhiều việc, và biết nghe lời bố mẹ. Ở nhà bố mẹ dùng tiếng Việt và tiếng Anh, nên bé lại học được tiếng Việt, và do đó bé nói được 2 ngôn ngữ Hàn – Việt, và một chút tiếng Anh. Trong câu chuyện, nhiều lúc bé nói có sự pha trộn các ngôn ngữ, làm người đối diện phải vò đầu một lúc mới hiểu bé nói gì, và phì cười về sự ngộ nghĩnh đáng yêu đó.
Học cùng tôi, có một cặp vợ chồng người Việt làm nghiên cứu sinh, mang theo một cô con gái nhỏ lúc mới sang cháu được hơn một tuổi, và gia đình anh bạn tôi đã gửi cháu đi học mẫu giáo cùng trẻ em Hàn. Cháu được các cô chăm sóc dạy dỗ rất chu đáo, và một cách tự nhiên, theo thời gian cháu dùng tiếng Hàn rất tốt. Phương châm của họ đúng là “học mà chơi chơi mà học”, khi cháu được 3-4 tuổi, ngoài học tiếng Hàn, và những ý niệm cơ bản về thế giới, khoa học, cháu cũng được học chữ cái tiếng Anh, học nhạc, thậm chí được nghe nhạc “thính phòng”, và được tham gia các buổi dã ngoại, không có bố mẹ đi cùng... Không hiểu các cô dạy thế nào, mà bé rất ngoan, tính tự lập rất cao, tự ăn, tự làm nhiều việc, và biết nghe lời bố mẹ. Ở nhà bố mẹ dùng tiếng Việt và tiếng Anh, nên bé lại học được tiếng Việt, và do đó bé nói được 2 ngôn ngữ Hàn – Việt, và một chút tiếng Anh. Trong câu chuyện, nhiều lúc bé nói có sự pha trộn các ngôn ngữ, làm người đối diện phải vò đầu một lúc mới hiểu bé nói gì, và phì cười về sự ngộ nghĩnh đáng yêu đó.
Trong
trường đại học, tôi thấy sinh viên họ học thực sự chăm chỉ và vất vả.
Họ học rất nhiều môn, từ các môn chuyên ngành, các môn lý luận chung đến
ngoại ngữ. Điều đáng nói, là khả năng tự học của họ rất cao. Giáo sư
thường ít dạy, mà người dạy sinh viên đại học lại là nghiên cứu sinh,
học viên cao học như chúng tôi. Và người dạy chỉ hướng dẫn, còn người
học thì chủ động sáng tạo, và tự học. Buổi tối, khi tôi ghé qua những
phòng tự học, thường mỗi ký túc xá đều có phòng riêng, bạn sẽ thấy không
còn một chỗ trống, và nhất là vào mùa thi, có những sinh viên họ mặc cả
quần áo ngủ, đem theo đồ ăn, cùng một đống sách dày cộp để tự học.
Nhiều
người sợ không còn chỗ tự học, nên chiếm chỗ trước bằng cách đặt đồ
(sách, vở, tài liệu…) tại một bàn nào đó. Nhiều hôm 2-3h sáng, tôi vẫn
thấy nhiều sinh viên ở phòng tự học. Đến kỳ thi, họ cũng thi giống chúng
ta, thi trắc nghiệm, tự luận hoặc vấn đáp. Phần lớn sinh viên rất tự
trọng, nếu không làm được bài thì họ nộp giấy trắng, không hỏi bài,
không ngồi “câu giờ” hoặc quay cóp, tuy nhiên vẫn có một vài cá nhân
gian lận. Ở bậc này, việc học kiến thức rất quan trọng, giáo sư đánh giá
và chấm bài cực kỳ cẩn thận.
Người
Hàn giống chúng ta, họ học thêm cũng khá nhiều, nhất là các môn ngoại
ngữ, như tiếng Anh, và các bậc cha mẹ rất chú trọng trong việc học thêm
và học ngoại ngữ của con. Nên bạn sẽ thấy không bất ngờ, khi gặp những
tờ rơi, những thông tin trên mạng về việc một ông bố/bà mẹ Hàn thông báo
rằng, họ có phòng ở miễn phí hoặc giảm giá cho người nước ngoài, với
điều kiện bạn phải luôn sử dụng tiếng Anh trong nhà của họ. Mục đích là
họ muốn tạo điều kiện cho con em mình học ngoại ngữ.
Với các bậc sau đại học (thạc sỹ, và tiến sỹ), người ta đánh giá người học dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học, mà cụ thể là số bài báo khoa học quốc tế. Họ cũng lấy số bài báo quốc tế, chất lượng làm tiêu chí để người học được tốt nghiệp hay không, và khi nào thì bảo vệ. Ở bậc này, giáo sư không đề cao việc học kiến thức lắm, nên việc học các môn khá nhẹ nhàng, nhưng việc nghiên cứu để đáp ứng các điều kiện về bài báo khoa học thì phải nói là “khắc nghiệt”. Có người hơn 8 năm mới tốt nghiệp tiến sỹ, có người không thể tốt nghiệp được, nhưng cũng có người tài giỏi chỉ sau 3,5 năm đã tốt nghiệp cả thạc sỹ và tiến sỹ - ở Hàn cho phép học thẳng từ đại học lên tiến sỹ. Nên không lạ gì khi bạn thấy các phòng thí nghiệm ở Hàn có ánh đèn 24h/ngày và 7 ngày/tuần, hoặc thấy nghiên cứu sinh ra về lúc 1-2h sáng, hoặc muộn hơn, có người gần như “ăn ngủ” ở phòng thí nghiệm.
Với các bậc sau đại học (thạc sỹ, và tiến sỹ), người ta đánh giá người học dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học, mà cụ thể là số bài báo khoa học quốc tế. Họ cũng lấy số bài báo quốc tế, chất lượng làm tiêu chí để người học được tốt nghiệp hay không, và khi nào thì bảo vệ. Ở bậc này, giáo sư không đề cao việc học kiến thức lắm, nên việc học các môn khá nhẹ nhàng, nhưng việc nghiên cứu để đáp ứng các điều kiện về bài báo khoa học thì phải nói là “khắc nghiệt”. Có người hơn 8 năm mới tốt nghiệp tiến sỹ, có người không thể tốt nghiệp được, nhưng cũng có người tài giỏi chỉ sau 3,5 năm đã tốt nghiệp cả thạc sỹ và tiến sỹ - ở Hàn cho phép học thẳng từ đại học lên tiến sỹ. Nên không lạ gì khi bạn thấy các phòng thí nghiệm ở Hàn có ánh đèn 24h/ngày và 7 ngày/tuần, hoặc thấy nghiên cứu sinh ra về lúc 1-2h sáng, hoặc muộn hơn, có người gần như “ăn ngủ” ở phòng thí nghiệm.
Điều
này cho thấy, sự coi trọng và đầu tư thích đáng, định hướng đúng trong
nghiên cứu đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển về công nghệ và giúp
Hàn Quốc trở nên phát triển như hiện nay. Cũng không khó hiểu khi thấy
các ngành khoa học mũi nhọn như Công nghệ thông tin, Sinh-y, Công nghệ
vật liệu… ở Hàn Quốc được đánh giá là rất mạnh, thậm chí dẫn đầu trên
thế giới.