test

Gây dựng tinh thần làm việc tích cực và văn hóa ứng xử chuẩn mực nơi văn phòng là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Tất cả những nhà quản lý đều muốn nhân viên của họ làm việc đạt hiệu quả cao. Vậy nên hầu hết các công ty đều sử dụng những phương pháp cũ như: lập kế hoạch chiến lược, đặt ra mục tiêu, sắp xếp việc vận hành, nâng cao hiệu quả làm việc.

Bên cạnh đó, những công ty khác đặt ra những đặc quyền cho nhân viên như phục vụ thức ăn trên trang web, chăm sóc sức khoẻ hoặc phòng thể dục dụng cụ. Ngoài ra, nhân viên còn được tiền thưởng nhiều hơn hoặc có thời gian làm việc linh động.

Tuy nhiên, Kim Cameron và đồng nghiệp của ông tại trường Đại học Michigan đã tìm ra một cách nâng cao hiệu suất mà không phải đưa ra những lợi ích cho nhân viên hay triển khai một quy trình mới. Trong một bài nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Applied Behavioral Science, Cameron và các đồng tác giả với ông đã chỉ ra môi trường làm việc được hình thành bởi cách hành xử tích cực và có chuẩn mực thì đạt hiệu quả vượt trội hơn ở nhiều mặt.

Cách hành xử tích cực và có chuẩn mực bao gồm:

- Quan tâm, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm với đồng nghiệp như những người bạn.

- Hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm việc đối xử tử tế và đồng cảm với người khác khi họ gặp khó khăn.

- Tránh khiển trách và tha thứ lỗi lầm.

- Tạo cảm hứng làm việc cho người khác.

- Nhiệt huyết với công việc.

- Đối xử với người khác với sự tôn trọng, lòng biết ơn, sự tin tưởng và trung thực.

Cameron và đồng nghiệp giải thích về 3 lý do những cách xử sự ấy mang lại lợi ích cho công ty.

Cách xử sự tích cực:

- Tăng cảm xúc tích cực. Điều này giúp mở rộng nguồn nhân lực và khả năng của nhân viêc bằng cách cải thiện mối quan hệ con người với nhau và nâng cao sự sáng tạo và khả năng tư duy sáng tạo.

- Giảm những trạng thái tiêu cực như căng thằng, cải thiện khả năng đương đầu với khó khăn và thử thách của nhân viên.

- Thu hút và ủng hộ nhân viên, khiến họ trung thành hơn và phát huy tối đa khả năng của họ.

Đó là những lợi ích tiềm ẩn. Tóm tắt lại bài nghiên cứu, Cameron giải thích: “Khi các tổ chức tạo ra được cách hành xử tích cực, có chuẩn mực, họ đạt tới mức độ đáng ghi nhận về tổ chức hiệu quả - bao gồm hiệu suất tài chính, sự hài lòng của khách hàng và năng suất… Chuẩn mực càng tốt, hiệu suất về lợi nhuận, năng suất, sự thoả mãn của khách hàng và sự cam kết của nhân viên càng cao”.

Vậy, làm cách nào để ứng dụng những cách xử sự tích cực vào công ty bạn? Nhóm nghiên cứu đã tìm ra 4 cách chính:

1. Tinh thần lãnh đạo: Không cần phải nói, việc ứng dụng quy tắc ứng xử tích cực là rất khó khăn nếu không có sự ủng hộ từ những người đứng đầu. Một nhà lãnh đạo phải duy trì và là tấm gương cho các giá trị mà anh ta theo đuổi.

Steve Schroeder, nhà sáng lập và là giám đốc điều hành công ty Creative Werks, một công ty đóng gói trụ sở tại Chicago đã nhiều lần xuất hiện trên danh sách “50 công ty tăng trưởng nhanh nhất” của Chicago Crain, đóng góp vào không ít thành công của công ty một cách tích cực. Nói về việc cho nhân viên những đặc quyền (lương thưởng và cơ hội phát triển bản thân), Steve luôn chắc chắn rằng nhân viên của anh ta hạnh phúc.

Trong khoảng thời gian dài là môn đệ của Đức Đạt Ma, Steve thường hay trích dẫn các câu nói của Ngài rằng “mọi người đều muốn hạnh phúc”. Anh đảm bảo rằng văn hóa trong công ty mình luôn tích cực và tương hỗ. “Sự quan tâm” là phẩm chất anh luôn nhắm tới khi phỏng vấn nhân viên mới. “Những người hay quan tâm người khác sẽ không bao giờ là đồng nghiệp và khách hàng của họ thất vọng”, Steve nói. Giá trị cốt lõi của Creative Werks không chỉ tập trung vào khách hàng và sản phẩm. Nó còn bao gồm “sự cân bằng” trong đời sống của nhân viên và chỉ ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ nhau.

2. Văn hóa: Bởi vì văn hóa vượt lên trên cả chiến lược trong việc dự đoán năng suất làm việc, những sáng kiến thay đổi văn hóa làm việc cũng rất quan trọng. Jim Mallozzi, giám đốc điều hành công ty bất động sản và tái định cư Prudential, tham vấn với Cameron trong một thương vụ sáp nhập khó khăn của hai công ty và trong khoảng thời gian công ty ông đang hứng chịu một vụ mất mát tài chính nghiêm trọng.
Ông nhận ra rằng thực hiện cung cách hành xử tích cực làm dịch chuyển văn hóa của công ty và giúp biến những thời khắc khó khăn này thành những thành công lớn. Mallozzi nhắc tới một cách ứng xử điển hình: “Chọn ra 3 người, mỗi lần 1 người, và nói với họ 3 điều làm bạn quý trọng họ. Trong các công ty Mỹ, và đa số các nơi khác trong cuộc sống, mọi người thường nói với bạn, ‘Đây là 3 việc mà bạn cần phải thay đổi’.

Hiếm khi họ nói với bạn rằng, ‘Đây là 3 điều mà bạn giỏi’. Khi bạn làm như thế, nguồn năng lượng cứ thế tăng lên. Do vậy, đó chính là khởi đầu. Thế này, chúng ta đã ra khỏi bãi biển. Sẽ không có ai phải chết nữa. Các bộ phận cơ thể đã được chôn lấp. Chúng ta giờ đang nói, ‘Được rồi, hãy bắt đầu bằng những gì ta có, vì ta có những tố chất tuyệt vời”.

3. Các bước nhỏ: Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra những hiệu ứng lớn. Một số công ty đã tham vấn Cameron chỉ đơn giản yêu cầu các nhân viên lưu giữ các nhật ký biết ơn mỗi ngày, hoặc tích cực làm khó ai đó mỗi ngày, hay dành 30 phút mỗi ngày cống hiến cho những người cần giúp đỡ.
Trong vòng vài tuần và vài tháng, công ty đã nhận ra những cải thiện đáng kể trong hiệu suất làm việc. Shubhra Bhatnagar vốn là cựu nhân viên thành công của một ngân hàng đầu tư, người sau này trở thành một doanh nhân xã hội. Cô sáng lập KarmaLize.Me, một công ty phân phối thức ăn vì sức khỏe đã hiến tặng 50% lợi nhuận của họ cho từ thiện. Trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư căng thẳng, Bhatnagar thấy rằng đời sống của nhân viên không được quan tâm.

Bởi vì thế, bỏ qua mọi sức ép từ việc khởi nghiệp kinh doanh, cô chắc chắn rằng các nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động chăm lo đời sống như thiền: “Chúng tôi muốn chắc chắn rằng áp lực từ việc khởi nghiệp kinh doanh sẽ không gây cản trở hạnh phúc của nhân viên chúng tôi hay tác động đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Chúng tôi sử dụng một ứng dụng thiền (Sattva) để giúp chúng tôi kết nối với nhau và để tạo ra môi trường làm việc tích cực nơi công sở.

4. Những cuộc họp và những buổi hội thảo: Những sự thay đổi và cải thiện có thể xảy đến như là một phần của chương trình quản trị, hay những buổi hội thảo nơi mà các nhân viên có cơ hội suy nghĩ suy sắc và có chiến lược hơn về việc lãnh đạo và cách hành xử tích cực. Những buổi hội thảo trong công ty chính là những gì trưởng phòng sản phẩm và marketing của Audible, Louis Gagnon, lựa chọn.

Buổi họp mặt 2 ngày phía trên New York bắt đầu bằng việc 18 nhà lãnh đạo của Gagnon được chia thành nhóm để định nghĩa “lãnh đạo là gì”. Sau khi thu thập kết quả, cả nhóm nhận thấy 95% các yếu tố nói đến kĩ năng mềm, không phải kĩ năng cứng. Gagnon báo cáo rằng nhân viên này cảm thấy hài lòng trong 2 ngày qua, kĩ năng mềm chính là điều mà họ đang chú trọng – không phải mục tiêu của doanh nghiệp, không phải là chiến lược, không phải sự phân bổ nhân sự - mà là sự quan tâm, thấu hiểu bản thân, sự gắn kết và tính tập thể.

Trọng tâm của buổi gặp mặt: bài tập thở. “Nhóm của chúng tôi đã tham gia, mở lòng và hứng thú khi có một thứ xa xỉ quý hiếm để tập trung vào bản thân họ như là những cá nhân riêng biệt – các cá nhân như là ống dẫn và đòn bẩy đối với chúng tôi khi trong một đội. Chúng tôi cảm thấy như trẻ lại và hài hòa với từng người chúng tôi. Việc đó, cuối cùng, đã xây dựng niềm tin – yếu tố quan trọng cho tinh thần đồng đội”.
 Theo Trí Thức Trẻ/HBR 
 
Top