Công sở là nơi đòi hỏi bạn luôn chuyên nghiệp, kể cả khi nóng giận nhất. Không ép mình phải luôn vui vẻ trong mọi tình huống, nhưng hãy học cách cư xử văn minh.
Các cuộc họp thường là nơi xảy ra mâu thuẫn nhiều nhất. Căng thẳng,
quan điểm cá nhân và thái độ của người tham dự có thể đẩy tình huống đi
xa hơn.
Khác với những lúc nóng giận trước bạn bè hoặc gia đình, công sở là nơi bạn phải học được cách tranh luận văn minh và đúng mực.
Bạn không thể quát tháo, khóc lóc hoặc hành xử tùy tiện, trừ phi bạn muốn đồng nghiệp cho rằng bạn "kém tắm", và không phù hợp với văn hoá công ty.
Công sở là nơi bạn phải học được cách tranh luận văn minh và đúng mực - Ảnh: Minutehack
Đừng tranh luận vô cớ
Nếu bạn luôn bất đồng với mọi ý kiến của đồng nghiệp, dần dà mọi người sẽ cảm thấy bạn thật lý sự và tiêu cực.
Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi nêu lên vấn đề. Đây là vấn đề chung, hay chỉ của riêng bạn? Bạn có đang mang cảm xúc cá nhân vào quan điểm không?
Đừng tranh cãi khi nóng giận
Nếu không muốn để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc, đừng tranh cãi khi đang giận dữ.
Hãy luôn giữ bình tĩnh và ở trạng thái tỉnh táo nhất khi đối diện với đồng nghiệp. Đừng lớn tiếng, xúc phạm hay tấn công người khác chỉ vì bạn không thể quản lý được cảm xúc của mình.
Không trả thù cá nhân
Bạn không đồng tình với một vấn đề vì điều đó ảnh hưởng đến sự thành công của tập thể và văn hoá công ty? Hãy sử dụng lý lẽ và thông tin chính xác.
Một số người còn có thói quen lôi người không liên quan vào bằng những kiểu câu "Chúng tôi đều cảm thấy vậy".
Đừng lôi câu chuyện cá nhân vào, cũng đừng kéo bè phái trong các cuộc tranh luận. Hãy xác định đâu là vấn đề chung, đâu là việc của riêng bạn.
Tôn trọng đồng nghiệp
Bạn muốn được lắng nghe, tôn trọng và ủng hộ ý kiến của mình? Đồng nghiệp của bạn cũng vậy.
Hãy công tâm nhìn nhận họ đúng và sai ở điểm nào, thay vì cố gắng phớt lờ và gạt bỏ tất cả những gì bạn cho là đang chống đối mình.
Luôn giữ gìn sự chuẩn mực trong mọi tình huống. Đừng tấn công đồng nghiệp bằng lời nói hay hành động, bộc phát bằng nước mắt hay "xả" trên mạng xã hội.
Tất cả mọi điều bạn làm đều được mọi người nhìn vào và đánh giá. Những cư xử trong lúc thiếu sáng suốt sẽ đi theo bạn suốt nhiều năm sau.
Đừng tỏ thái độ ra mặt
Bạn cảm thấy khinh thường ý kiến của đồng nghiệp, cho rằng những gì họ nói thật vô lý… Nhiều người để lộ những gì họ nghĩ ra mặt ngay trước cả khi họ lên tiếng.
Những gì bạn biểu lộ ra mặt sẽ khiến đồng nghiệp và cấp trên nhìn ra được tính cách của bạn. Hãy luôn học cách giữ sự bình tĩnh trên gương mặt, bất kể bạn có nóng giận đến đâu.
Biết thương lượng và thỏa hiệp
Bạn đang đi làm, hoàn toàn không giống những cuộc cãi vã với cha mẹ hay người yêu.
Đừng cho rằng mình luôn phải thắng, phải nhận được sử ủng hộ của mọi người. Hãy biết lắng nghe và chấp nhận những giải pháp chung, có lợi cho tập thể, dù cho một trong số đó đi ngược lại quan điểm của bạn.
Xem thêm: >> 7 điều những người thông minh tuyệt đối không tiết lộ nơi công sở
Tuổi Trẻ
https://tuoitre.vn/tranh-luan-voi-dong-nghiep-the-nao-cho-van-minh-20181229184729315.htm
Khác với những lúc nóng giận trước bạn bè hoặc gia đình, công sở là nơi bạn phải học được cách tranh luận văn minh và đúng mực.
Bạn không thể quát tháo, khóc lóc hoặc hành xử tùy tiện, trừ phi bạn muốn đồng nghiệp cho rằng bạn "kém tắm", và không phù hợp với văn hoá công ty.
Đừng tranh luận vô cớ
Nếu bạn luôn bất đồng với mọi ý kiến của đồng nghiệp, dần dà mọi người sẽ cảm thấy bạn thật lý sự và tiêu cực.
Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi nêu lên vấn đề. Đây là vấn đề chung, hay chỉ của riêng bạn? Bạn có đang mang cảm xúc cá nhân vào quan điểm không?
Đừng tranh cãi khi nóng giận
Hãy luôn giữ bình tĩnh và ở trạng thái tỉnh táo nhất khi đối diện với đồng nghiệp. Đừng lớn tiếng, xúc phạm hay tấn công người khác chỉ vì bạn không thể quản lý được cảm xúc của mình.
Không trả thù cá nhân
Bạn không đồng tình với một vấn đề vì điều đó ảnh hưởng đến sự thành công của tập thể và văn hoá công ty? Hãy sử dụng lý lẽ và thông tin chính xác.
Một số người còn có thói quen lôi người không liên quan vào bằng những kiểu câu "Chúng tôi đều cảm thấy vậy".
Đừng lôi câu chuyện cá nhân vào, cũng đừng kéo bè phái trong các cuộc tranh luận. Hãy xác định đâu là vấn đề chung, đâu là việc của riêng bạn.
Tôn trọng đồng nghiệp
Hãy công tâm nhìn nhận họ đúng và sai ở điểm nào, thay vì cố gắng phớt lờ và gạt bỏ tất cả những gì bạn cho là đang chống đối mình.
Luôn giữ gìn sự chuẩn mực trong mọi tình huống. Đừng tấn công đồng nghiệp bằng lời nói hay hành động, bộc phát bằng nước mắt hay "xả" trên mạng xã hội.
Tất cả mọi điều bạn làm đều được mọi người nhìn vào và đánh giá. Những cư xử trong lúc thiếu sáng suốt sẽ đi theo bạn suốt nhiều năm sau.
Đừng tỏ thái độ ra mặt
Bạn cảm thấy khinh thường ý kiến của đồng nghiệp, cho rằng những gì họ nói thật vô lý… Nhiều người để lộ những gì họ nghĩ ra mặt ngay trước cả khi họ lên tiếng.
Những gì bạn biểu lộ ra mặt sẽ khiến đồng nghiệp và cấp trên nhìn ra được tính cách của bạn. Hãy luôn học cách giữ sự bình tĩnh trên gương mặt, bất kể bạn có nóng giận đến đâu.
Biết thương lượng và thỏa hiệp
Bạn đang đi làm, hoàn toàn không giống những cuộc cãi vã với cha mẹ hay người yêu.
Đừng cho rằng mình luôn phải thắng, phải nhận được sử ủng hộ của mọi người. Hãy biết lắng nghe và chấp nhận những giải pháp chung, có lợi cho tập thể, dù cho một trong số đó đi ngược lại quan điểm của bạn.
Xem thêm: >> 7 điều những người thông minh tuyệt đối không tiết lộ nơi công sở
Tuổi Trẻ
https://tuoitre.vn/tranh-luan-voi-dong-nghiep-the-nao-cho-van-minh-20181229184729315.htm